Trang chủ Tin tức Ưu và nhược điểm của cơ chế khoán trong doanh nghiệp bạn đã biết?

Ưu và nhược điểm của cơ chế khoán trong doanh nghiệp bạn đã biết?

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Một, 2023 721 lượt xem

Nếu bạn đang tìm hiểu về những cách điều hành hay quản trị công ty, chắc chắn sẽ luôn muốn tập thể của mình có hiệu suất làm việc tốt nhất. Trong bài viết này cơ chế khoán trong doanh nghiệp có lẽ sẽ là một trong những giải pháp để mọi người tham khảo.

Cơ chế khoán trong doanh nghiệp

cơ chế khoán trong doanh nghiệp

Cơ chế khoán trong doanh nghiệp

Cơ chế khoán là phương pháp phân phối công việc mà cấp trên sẽ chuyển giao toàn bộ quyền hành cho nhân viên trong phạm vi nhất định. Khi đó việc giao “khoán” này sẽ giúp cho nhân viên trực thuộc có quyền tự ý đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm với những hành động trong công việc đó.

Khi đó, khối lượng công việc sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên vào đầu thời kỳ. Sau khi thời gian thỏa thuận đã đến kỳ hạn cần phải đảm bảo được chỉ tiêu đã đề ra trước đó.

Việc này mang đến những sự tối ưu trong cách vận hành của doanh nghiệp. Đối với nhân viên, có thể thoải mái điều tiết khả năng chuyên môn, linh hoạt đưa ra quyết định. Đồng thời mức lương thưởng nhận được sẽ xứng đáng đối với kết quả mang về.

Công thức thu nhập của cơ chế khoán trong doanh nghiệp này được tính tổng quát như sau:

Thu nhập = Mức lương khoán x tỷ lệ hoàn thành công việc theo cam kết (%).

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc được cập nhật mới nhất năm 2022 

Ưu và nhược điểm của mô hình cơ chế khoán trong doanh nghiệp

cơ chế khoán trong doanh nghiệp

Ưu và nhược điểm của cơ chế khoán

Khoán nội quy

Khoán nội quy thường được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.

  • Ưu điểm: Đối với hình thức này, nhân viên cần phải có thời gian hoạt động cố định, thái độ tuân thủ cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ, tuân thủ theo quy định của tổ chức theo một nguyên tắc chung.
  • Nhược điểm: Tạo ra sự thụ động đối với mỗi người, khó có sự sáng tạo, hiệu suất làm việc bị hạn chế, các quyết định bị trì trệ, khó tìm được sự đột phá trong công việc.

Khoán khối lượng công việc

Hình thức cơ chế khoán trong doanh nghiệp theo tiêu chí công việc này sẽ gặp nhiều đối với các tổ chức doanh nghiệp ở nước ta. Trong đó, các cấp quản lý muốn đảm bảo được việc duy trì công việc năng động nên đưa ra những tiêu chí về hoạt động như: Cuộc gọi, hẹn khách, số lượng hàng,…hoặc một số tiêu chí cụ thể nào tùy theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Ưu điểm: Nâng cao trách nhiệm hoàn thành công việc của nhân viên, chăm chỉ và đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành.
  • Nhược điểm: Nhân viên ít có sự sáng tạo trong công việc, hiệu suất làm việc không vượt trội.

Khoán hiệu quả

cơ chế khoán trong doanh nghiệp

Cơ chế khoán tạo ra sự hiệu quả

  • Ưu điểm: Tạo ra sự nỗ lực trong công việc để mang lại hiệu suất tốt nhất. Luôn luôn vận động để sáng tạo mang lại nhiều sự mới mẻ trong cách làm việc. Nhân sự cũng sẽ luôn ý thức được giá trị mà mình mang lại cho doanh nghiệp đang ở mức độ nào để phấn đấu đạt được như kỳ vọng.
  • Nhược điểm: Sự áp lực sẽ là vấn đề khá lớn đối với nhân viên, do đó doanh nghiệp cũng khó duy trì được một lực lượng đảm bảo. Ngoài ra việc tuyển dụng với hình thức này cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Ngược lại, khi không thể có được nhân sự đảm bảo cho hiệu suất, rủi ro về các chi phí khác cũng sẽ tăng lên nhiều lần.

Xem thêm: Hợp đồng khoán việc là gì? Trường hợp cần áp dụng hợp đồng khoán việc?

Cơ chế khoán trong doanh nghiệp giúp cân bằng lợi ích của 3 bên

Sau khi tham khảo 3 hình thức về cơ chế khoán trong doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy ở mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng.

Chắc chắn mục đích chung của những người điều hành doanh nghiệp là lợi nhuận. Tuy nhiên, không thể có sự toàn diện ở bất kỳ phương pháp nào. Vì vậy, để lựa chọn ra một cơ chế khoán tốt nhất áp dụng chung cho hệ thống là cực kỳ khó khăn.

Chúng ta có thể thấy cán cân lợi ích này sẽ là sự xoay vòng của 3 đối tượng: Doanh nghiệp, khách hàng và nhân sự. Vì vậy, một hình thức trọn vẹn nhất chính là sự kết hợp của 3 yếu tố trên. Điều quan trọng là người lãnh đạo cần phải lựa chọn hình thức cơ chế khoán nào cho phù hợp.

Đây sẽ là một bài toán cân bằng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm bảo. Nhìn chung, mỗi hệ thống lại có quy mô và cách thức hoạt động khác nhau. Do đó, mỗi phòng ban nên áp dụng một hình thức cơ chế khoán khác nhau. Đồng thời giám đốc điều hành cũng có thể kết hợp 2 cơ chế cho một phòng ban theo một vài chỉ tiêu nhất định.

Ví dụ: Nhân viên kinh doanh có thể áp dụng cơ chế khối lượng công việc kèm theo khoán hiệu quả. Tức là khi đó, nhân viên hoạt động đủ số lượng công việc hoàn thành sẽ nhận mức lương cứng. Kèm theo việc nếu hoàn thành vượt theo bảng đánh giá KPIs của nhân sự đó sẽ nhận thêm lương với tỷ lệ khoán.

Trên đây chỉ là một ví dụ, vì thế khi đi vào thực tế ở mỗi nơi cơ chế khoán trong doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với nguồn lực.

Kết luận

Sau khi tìm hiểu về những cơ chế khoán trong doanh nghiệp, có lẽ mọi người cũng hiểu ra việc chọn ra một giải pháp toàn diện nhất chính là sự kết hợp các yếu tố lại với nhau để đảm bảo sự cân bằng về lợi ích cho các bên.

Đây là một vấn đề mà người chủ doanh nghiệp cần phải có góc nhìn đúng và định hướng phù hợp, vì vậy nếu cần bổ sung thêm kiến thức về quản lý mọi người có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích