Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành – Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao chỉ dưới quyền ban hội đồng quản trị. Trong hoạt động doanh nghiệp, CEO là người thay mặt hội đồng quản trị quản lý và vận hành hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nhằm đưa doanh nghiệp đến mục tiêu đã đề ra.
Giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh là hai chức vụ khác nhau
Ngoài vai trò trên, CEO còn là người trung gian kết nối hội đồng quản trị với doanh nghiệp. Giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh có nhiều điểm giống và khác nhau. Chi tiết cụ thể Học Viện Doanh Nhân CEO Việt Nam sẽ giải thích chi tiết ở phần tiếp theo.
Xem thêm: Tổng giám đốc điều hành là gì? Các công việc của tổng giám đốc điều hành
Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh – Chief Customer Officer (CCO) là chức vụ dành cho người đứng đầu lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các phòng ban dưới cấp, đảm bảo các phòng ban hoạt động hiệu quả cũng như liên kết tốt với các bộ phận khác. Trong mô hình hoạt động động của công ty, CCO là chức vụ xếp ngay dưới CEO.
Điểm chung của giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh
Những điểm giống nhau của CEO và CCO
Đến đây, ta có thể chắc chắn với nhau rằng CEO và CCO là hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, hai chức vụ này vẫn có một số điểm tương đồng rất dễ thấy như sau:
- CEO và CCO đều là hai vị trí quản lý cấp cao, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Các hoạt động của cả hai vị trí đều nhằm mục đích hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
- Là những người giám sát, quản lý hoạt động của các cấp thấp hơn và đưa ra phương hướng giải quyết khi có vấn đề xảy ra.
- CEO và CCO đều đòi hỏi người tại vị có đủ phẩm chất, kỹ năng và học vấn cần thiết để có thể dẫn dắt doanh nghiệp.
Điểm khác biệt của giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh
Ở phần trên, ta đã tìm hiểu về những sự tương đồng giữa giám đốc kinh doanh và giám đốc điều hành. Tiếp sau đây sẽ là các điểm khác biệt về nhiệm vụ, công việc và vai trò của hai vị trí này.
Đối với giám đốc điều hành
Nhiệm vụ, công việc của giám đốc điều hành
Là vị trí gần như dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp, nhiệm vụ của CEO là:
- Hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp: đưa ra các kế hoạch phát triển hợp lý và phối hợp ban điều hành để triển khai công việc, mục tiêu cho từng phòng ban.
- Quản trị các kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện của cả doanh nghiệp và can thiệp khi cần thiết.
- Duy trì sự kết nối bên trong doanh nghiệp lẫn các mối quan hệ đối ngoại.
- Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, theo sát các thông tin số liệu để đảm bảo mọi thứ đều đi đúng kế hoạch.
- Kiểm tra, tham gia xử lý kịp thời khi phát sinh vấn đề.
- Xét duyệt, đưa ra quyết định đối với các hoạt động của công ty.
- Quản lý công tác tài chính, nhân sự của công ty, đảm bảo các hoạt động của công ty diễn ra trơn tru.
Cuối cùng, nhiệm vụ của CEO là tổng hợp tất cả các công việc vào trong bảng báo cáo để gửi đến hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Khi so sánh giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh thì vị trí của giám đốc điều hành là quan trọng hơn.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin chi tiết công việc của giám đốc điều hành
Đối với giám đốc kinh doanh
Nhiệm vụ, công việc của giám đốc kinh doanh
Do chỉ chịu trách nhiệm đối với các phòng ban mảng kinh doanh nên trách nhiệm của CCO nhẹ nhàng hơn. Cụ thể, vị trí này cần:
- Giám sát, chỉ đạo đội ngũ cấp dưới thực hiện các công việc, mục tiêu đã được đề ra theo đúng kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động từng phòng ban để đảm bảo công việc tiến hành đúng tiến độ.
- Kết nối bộ phận kinh doanh với các bộ phận khác của công ty.
- Làm việc cùng các giám đốc bộ phận khác để thực hiện mục tiêu mà CEO công bố.
- Là người giúp các cấp dưới liên hệ với CEO và các trưởng phòng ban khác khi có vấn đề xảy ra.
- Giám sát nguồn nhân lực cho các phòng ban trong hiện tại và tương lai, đảm bảo công việc luôn được thực hiện chính xác theo mục tiêu của công ty.
Qua các nội dung trên, ta có thể thấy rằng giám đốc điều hành có vai trò và lượng công việc phải hoàn thành cao hơn hẳn so với giám đốc kinh doanh. Những công việc của mà hai vị trí này đảm nhận cũng rất khác biệt.
Việc nhiều người tưởng rằng “giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh là một” chủ yếu có lẽ đến từ tên tiếng Anh viết tắt của hai chức vụ này. Để tránh nhầm lẫn, bạn hãy ghi nhớ:
CEO là giám đốc điều hành, CCO là giám đốc kinh doanh. Giám đốc điều hành là chức vụ cao hơn giám đốc kinh doanh.
Trách nhiệm của giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh
CEO và CCO đều gánh vác trách nhiệm quan trọng
Là hai vị trí với hai công việc hoàn toàn khác nhau, CEO và CCO đều đảm nhận một trách nhiệm đó làm “đảm bảo đội ngũ cấp dưới thực hiện đúng các công việc phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với CEO, đội ngũ cấp dưới là toàn bộ doanh nghiệp. Đối với CCO, đội ngũ cấp dưới chính là các phòng ban kinh doanh.
Trên đây là các nội dung về sự khác biệt của giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh. Mong rằng với những gì chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ về công việc và nhiệm vụ của từng vị trí.
Với những ai đang muốn phát triển kỹ năng để trở thành một CEO tài giỏi, mời bạn tham gia khóa huấn luyện “Quản trị CEO 4.0” của Học Viện Doanh Nhân CEO Việt Nam. Trong khóa học này, bạn sẽ nhận được những bí quyết đúc kết từ kinh nghiệm thực tế đồng thời nhận về những công cụ hỗ trợ quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa huấn luyện CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa huấn luyện CEO quản trị 4.0 tại Học Viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn