Trang chủ Tin tức Tìm hiểu hệ thống CCSC giúp giảm chi phí trong doanh nghiệp

Tìm hiểu hệ thống CCSC giúp giảm chi phí trong doanh nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 931 lượt xem

Khi điều hành một doanh nghiệp, những công cụ và phương pháp luôn là định hướng để các cấp quản lý ứng dụng vào mô hình của mình để mang lại kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu CCSC một phương pháp có thể giúp cho các bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận tối ưu nhất.

CCSC là gì?

 

CCSC

Định nghĩa CCSC là gì

CCSC là viết tắt của từ tiếng Anh, viết đầy đủ sẽ là: Central Control System of Company. Dịch sát nghĩa tức là bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp.

Đây chính là một trong những công cụ đắc lực có thể giúp cho những nhà quản lý doanh nghiệp nhìn được tổng quan hệ thống. Từ đó đưa ra được những nhận định, đánh giá để trao quyền, trách nhiệm và các chi phí vận hành ở những bộ phận.

CCSC sẽ giúp kiểm soát được nhiều khía cạnh trong doanh nghiệp, bao gồm cả các chiến lược doanh thu, con người, thị trường, sản phẩm, dự án,…

Ý nghĩa của CCSC

CCSC

CCSC có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp

CCSC sẽ là nơi điều khiển toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp thông qua các dòng chảy tài chính. Điều đó sẽ giúp cho nhà quản lý có thể thấy được rõ ràng bạn đã chi ngân sách bao nhiêu cho các hoạt động hay bộ phận nào. Từ đó cũng nhìn nhận được tổng quan bảng cân đối chi tiêu, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

Có khá nhiều hệ thống, mặc dù đang có doanh số và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khi chưa quyết toán một số khoản chi phí nên đó chỉ là bề nổi.

Tương tự như việc lập bảng cân đối tài khoản tài chính doanh nghiệp, nếu không nắm rõ việc này có thể khiến cho người quản lý không nắm được tình hình thực tế và đưa ra những quyết định sai lầm.

Một hệ thống doanh nghiệp giống như một cơ thể thống nhất, khi đã kiểm soát và nắm được tình hình hiện trạng như thế nào. Lúc đó hành vi của chúng ta sẽ được thực hiện một cách hợp lý hơn.

Cũng giống như máu lưu thông trong cơ thể, tương tự như nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Hai thứ này đều phải lưu thông tốt thì hệ thống mới hoạt động ổn định.

Nếu như một doanh nghiệp có dòng tiền đang bị rỉ từ một nguồn nào đó mà người chủ không nắm bắt được, cũng giống như cơ thể đang bị hao mòn, mất máu mà không hề hay biết. Nguy cơ dẫn đến các hệ lũy là vô cùng cao.

Chúng ta cũng có thể hình dung, mặc dù hệ thống có nhiều bộ phận hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ cần một trong số đó gặp vấn đề nhưng không được nhìn ra và giải quyết có thể dẫn đến cả “cơ thể” đó bị sụp đổ.

CCSC quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

CCSC

Tầm quan trọng của CCSC trong doanh nghiệp

Đối với một bảng CCSC để có thể điều khiển được doanh nghiệp, không chỉ là cần một bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp tổng thể mà trong đó cần phải có những yếu tố sau:

  • Doanh số: Tức là số hàng hóa được bán thành công theo giá niêm yết.
  • Chiết khấu thương mại: Đây sẽ là hạn mức cho các hệ thống phân phối như đại lý.
  • Doanh thu: Là tổng số giá bán thực tế của doanh nghiệp tạo ra được.
  • Doanh thu phát sinh: Đây là số tiền mà công ty thu về trước .
  • Công nợ phát sinh: Đây sẽ là số tiền mà những đơn hàng bị nợ.
  • Công nợ phải thu: Có nhiều hợp đồng đơn hàng sẽ tới ngày tất toán với khách hàng.
  • Tiền về: Đây sẽ là tổng số tiền mặt thu được hoặc tương đương.

Giả sử trong một đơn hàng với giá 10 tỷ, chiết khấu thương mại 20% thì lúc này doanh thu sẽ là: 8 tỷ. Tuy nhiên, có doanh thu như vậy cũng chưa hoàn toàn là công ty nhận được trọn vẹn số tiền này ngay lập tức. Có thể hợp đồng từ khách hàng với doanh nghiệp là trả trước 50% tức là bạn đang có doanh thu phát sinh 4 tỷ.

Bây giờ trong công nợ phát sinh sẽ là 4 tỷ. Như vậy, theo thời gian quy định trong hợp đồng, tại CCSC mọi người sẽ có khoản nợ phải thu là 4 tỷ này.

Từ ví dụ trên, chúng ta có được dòng tiền về là = công nợ phải thu + doanh thu phát sinh.

Chưa hết, khi một doanh nghiệp có dòng tiền vào chắc chắn sẽ có các khoản khác phải ra. Điển hình như là các khoản:

  • Chi phí hoạt động: Tiền cho việc trả thưởng nhân viên, chi phí vận hành, nghiệp vụ.
  • Chi phí giá vốn: Tiền vốn để tạo ra hoặc nhập sản phẩm.
  • Các chi phí phát sinh khác: Trong quá trình vận hành và hoàn tất đơn hàng có phát sinh những chi phí

Như vậy công thức bây giờ sẽ trọn vẹn hơn:

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí hoạt động – chi phí giá vốn – chi phí khác

Ngoài ra, mọi người cũng cần nhận định đây chỉ là doanh thu trước thuế. Đồng thời, theo kế hoạch của doanh nghiệp, có thể sau lợi nhuận này số tiền đó mang đi đầu tư tiếp. Lúc này dòng tiền trong quỹ doanh nghiệp sẽ là: Tồn đầu + lợi nhuận – khoản đầu tư = Dòng tiền / đơn vị thời gian.

Kết luận

Với những gì đã trình bày trong bài viết này, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của CCSC như thế nào đối với doanh nghiệp. Tất nhiên, trong việc quản trị một hệ thống sẽ còn rất nhiều điều phải làm rõ hơn. Nếu các bạn cần cải thiện kỹ năng và kiến thức có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 để nâng cấp thêm.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

1 bình luận

hocquantrikinhdoanh 30 Tháng Mười Hai, 2022 - 2:40 sáng

Bài viết hay quá

Trả lời

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích