Trang chủ Tin tứcBlog Bảng báo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời gian lập báo cáo tài chính

Bảng báo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời gian lập báo cáo tài chính

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Mười Hai, 2022 129 lượt xem

Bảng báo cáo tài chính là gì?

Bảng báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế cụ thể của doanh nghiệp được trình bày dưới dạng bảng biểu nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền “ra, vào” của công ty.

Được biết, báo cáo tài chính còn được ứng dụng trong trình bày khả năng sinh lợi nhuận, thực trạng tài chính của doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng, các cơ quan chức năng,…

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, đối với công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì ngoài việc báo cáo tài chính theo năm sẽ phải làm thêm bảng báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, sẽ phải lập thêm bảng báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Nên doanh nghiệp cũng cần nắm rõ thế nào là bảng cân đối kế toán? Mẫu Bảng cân đối kế toán mới nhất là gì.

bảng báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bảng biểu cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính, kinh doanh của công ty

Bộ báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Một bộ báo cáo tài chính trước khi được nộp, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

Các tờ khai quyết toán thuế:

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN.

Bộ báo cáo tài chính:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm vừa rồi
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối tài khoản

Phụ lục đi kèm bao gồm:

  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Thực trạng các hoạt động thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Nội dung bảng báo cáo tài chính:

Nội dung trong bảng báo cáo tài chính cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Kết quả doanh thu, các thu nhập khác và chi phí kinh doanh
  • Tình hình lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Mức thuế phải nộp cùng các khoản phải nộp Nhà nước khác
  • Các tài sản khác liên quan đến doanh nghiệp của bạn
  • Luồng tiền của doanh nghiệp ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn phải trình bày thêm các thông tin về: Chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, các phương pháp tính giá, bản hạch toán hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định,…
Khoá học – CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO – CVG Hồ Chí Minh

bảng báo cáo tài chính

Bộ báo báo cáo tài chính cần đầy đủ các giấy tờ liên quan bao gồm cả bảng báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính và mức phạt khi nộp chậm

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thông thường, thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp nộp bảng báo cáo tài chính là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp chia tách, sáp nhập,… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc chia doanh nghiệp, thực hiện chia tách, sáp nhập,…

Mức phạt khi nộp chậm hoặc lập sai báo cáo tài chính

Vi phạm về tài khoản kế toán, phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối các với hành vi như:

  • Hạch toán sai với nội dung.
  • Sửa đổi nội dung và phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp nhận.
  • Không thực hiện đúng, đầy đủ theo như hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.

Đối với hai trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Còn với trường hợp cả tập thể vi phạm thì mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi.

bảng báo cáo tài chính

Nộp chậm báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ bị đóng phạt

Vi phạm về cách lập, trình bày báo cáo tài chính
*Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  • Lập bảng báo cáo tài chính không đầy đủ hoặc không đúng quy định
  • Báo cáo tài chính không có chữ ký, thiếu chữ ký.
  • Trường hợp tập thể vi phạm, sẽ phạt tiền tăng gấp đôi.

*Mức phạt từ 10-20 triệu VNĐ đối với các trường hợp như:

  • Lập báo cáo tài chính sơ sài, thiếu sót, không đầy đủ.
  • Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác so với các quy định chuẩn mực và chế độ kế toán.

*Mức phạt từ 20-30 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  • Lập báo cáo tài chính sai so với quy định, không theo quy định
  • Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng khoán kế toán.
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.

*Mức phạt từ 30-40 triệu đồng đối với các trường hợp như:

  • Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự .
  • Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính khai khống số liệu trên bảng báo cáo tài chính.
  • (Trường hợp vi phạm này khá nặng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).
  • Cố ý hoặc thỏa thuận với người không nằm trong nghĩa vụ nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, kê khống số liệu sai sự thật.
  • (Trường hợp vi phạm này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

bảng báo cáo tài chính

Doanh nghiệp nên lưu ý đến các mức phạt khi lập bảng báo cáo tài chính

*Ngoài ra, phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng trong các trường hợp sau:

  • Không lập báo cáo tài chính hoặc lập không đầy đủ nội dung.
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính không rõ ràng, nhất quán.
  • Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước từ 1-3 tháng.
  • Công khai báo cáo tài chính sơ sài, không đầy đủ nội dung như quy định.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 1-3 tháng
  • Hạch toán không đúng so với nội dung quy định của tài khoản kế toán.
  • Sửa đổi nội dung ,phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được bộ tài chính chấp thuận.

*Mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm như:

  • Áp dụng sai hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của doanh nghiệp .
  • Không thực hiện hệ thống tài khoản đã được chấp thuận .

*Mức phạt từ 20-30 triệu đồng đối với các trường hợp sau:

  • Nộp Báo cáo tài chính trễ hơn 3 tháng.
  • Lập báo cáo tài chính số liệu “khống”, sai, không chính xác.
  • Làm giả báo cáo tài chính, khai man số liệu.
  • Trao đổi, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác làm giả bảng báo cáo tài chính.
  • Cố ý thỏa thuận, trao đổi hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm quá tháng thứ 3.
  • Sai thông tin, số liệu trên báo cáo tài chính.
  • Nộp báo cáo tài chính không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.

bảng báo cáo tài chính

Chủ doanh nghiệp nên nắm rõ các quy định về bộ báo cáo tài chính để dễ dàng kiểm tra, rà soát trước khi nộp

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về bảng báo cáo tài chính bạn cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính là gì và cách trình bày báo cáo tài chính cũng như lưu ý về thời hạn, mức phạt nộp báo cáo tài chính. Để nắm rõ hơn các thông tin về quản trị doanh nghiệp, mời bạn tham gia khóa học CEO quản trị 4.0 với học viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh.

XEM THÊM:

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích