Trang chủ Tin tứcBlog Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc để quản trị

Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc để quản trị

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 245 lượt xem

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua vài lần về cụm từ quản trị doanh nghiệp. Vậy thực chất quản trị trong doanh nghiệp được hiểu là gì? Vì sao việc quản trị lại quan trọng và cần thiết đối với công ty muốn hoạt động lâu dài? Cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm câu trả lời ngay sau đây.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Để hiểu rõ về quản trị doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn theo 2 khía cạnh:

  • Đầu tiên, có thể hiểu, quản trị/quản lý doanh nghiệp là hệ thống tất cả những quy định, điều lệ, chính sách. Những quy định này là căn cứ giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp của bạn. Khi ấy, hoạt động quản trị sẽ hướng đến việc cân đối lợi ích của các bên. Chẳng hạn như: cổ đông, đối tác, nhân viên, khách hàng…
  • Thứ hai, bạn có thể hiểu quản trị/quản lý doanh nghiệp là quá trình hoạt động có mục đích của chủ doanh nghiệp. Họ tác động tới tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể.

Thông thường, người quản trị sẽ sử dụng một cách có hiệu quả những tiềm năng và các cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó hướng đến đạt được hiệu quả làm việc và những mục tiêu KPIs đã được đề ra.

quảng trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp giúp quá trình hoạt động có chủ đích hơn

Các chức năng của quản trị doanh nghiệp

Hiện nay, hoạt động quản trị trong doanh nghiệp sẽ có 4 chức năng chính. Cụ thể:

Chức năng hoạch định chiến lược

Người quản trị sẽ xác định mục tiêu doanh nghiệp, đưa ra những chiến lược cụ thể để đạt mục tiêu đó. Chức năng hoạch định chính là phương hướng phát triển, đồng thời đây cũng được coi là việc dự đoán những khả năng có thể xảy ra.

Để hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần:

  • Hiểu và nắm rõ tình hình kinh doanh của thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh
  • Nắm bắt tình hình hoạt động trong doanh nghiệp thường xuyên
  • Xây dựng các mục tiêu trong tương lai gần
  • Xác định rõ các nguồn lực cần có và trách nhiệm của bên liên quan
  • Nêu được các công việc chi tiết và thời gian, điều kiện để hoàn thành công việc đã đặt ra.

Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là chức năng cần có của một người quản trị. Nó thể hiện chủ yếu qua:

  • Tổ chức bộ máy, xây dựng kết cấu doanh nghiệp với thứ bậc, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của từng bậc
  • Phân công nhân sự và các công việc thuộc chuyên môn theo cấp độ từ lớn đến nhỏ: công ty – phòng ban – nhóm – cá nhân.
  • Xây dựng những chính sách, cơ chế để các bộ phận trong doanh nghiệp cùng nhau áp dụng, thực hiện.

quảng trị doanh nghiệp

Xây dựng những cơ chế, chính sách theo mục tiêu của doanh nghiệp đề ra

Chức năng quản lý, lãnh đạo

Chức năng tiếp theo của quản trị doanh nghiệp là quản lý, lãnh đạo. Đây là chức năng bắt buộc phải có để quản lý và lãnh đạo nhân sự. Khi làm việc, nhà quản trị cần thực hiện hàng loạt các hoạt động liên quan đến cơ chế, hành vi, chính sách và phong cách làm việc. Như vậy, họ mới có thể lãnh đạo và khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc.

Chức năng kiểm soát và điều chỉnh

Người làm quản trị cần kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, lường trước được những vấn đề có thể xảy ra để có phương án điều chỉnh cho kịp thời.

Như vậy, quản trị công ty sẽ cần nắm được các điểm mạnh, điểm bất cập của hoạt động kinh doanh, sản xuất. Qua đó, lên phương án điều chỉnh, cải thiện sao cho tốt nhất.

quảng trị doanh nghiệp

Người quản trị cần kiểm soát được mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp

14 nguyên tắc quan trọng khi quản trị doanh nghiệp

Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

Chuyên môn hóa là việc cá nhân, phòng ban được phân công tập trung vào một lĩnh vực hoặc 1 công việc cụ thể nào đó. Như vậy, công việc của người lao động sẽ mang tính chuyên môn, rõ ràng và hiệu quả hơn.

Tập trung hóa

Tập trung hóa là việc mang quyền lãnh đạo tập trung vào một hoặc một số người trong ban quản trị công ty. Điều này sẽ giúp hệ thống công ty có sự thống nhất, đồng thuận. Đặc biệt, khi quyền lãnh đạo được thuộc về một người, việc đưa ra quyết sách cũng dễ dàng hơn.

Thống nhất mệnh lệnh, đường lối

Mệnh lệnh và đường lối cần được thống nhất giữa lãnh đạo và nhân viên. Việc thống nhất này sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự bối rối trong quá trình triển khai công việc. Cụ thể:

  • Lãnh đạo là người đưa ra các mệnh lệnh dành cho cấp dưới thuộc quyền hạn của mình.
  • Nhân viên là người làm theo mệnh lệnh của cấp trên.

Ở đây, các phòng ban, cá nhân có thể làm các công việc khác nhau, tuy nhiên tất cả cần có sự thống nhất về mục tiêu chung. Đặc biệt phải được dẫn dắt bởi một người đứng đầu là lãnh đạo. Như vậy, công việc mới có sự nhất quán, mọi người sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau.

quảng trị doanh nghiệp

Cần thống nhất mệnh lệnh và đường lối khi quản trị doanh nghiệp

Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Trong quản trị doanh nghiệp, thẩm quyền cần đi kèm với trách nhiệm. Theo đó, người lãnh đạo sẽ có thẩm quyền cao để tận dụng những nguồn lực tối đa. Tuy nhiên, họ cũng cần có trách nhiệm với mọi quyết định của mình, dù đó là quyết định sai.

Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu chung để toàn thể nhân viên cùng thực hiện. Khi ấy, mục tiêu chung nên được đặt lên đầu. Nói cụ thể hơn, lợi ích chung của công ty nên được đặt trên lợi ích của cá nhân. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là nhân sự tránh được mâu thuẫn.

“Xích lãnh đạo”

Xích lãnh đạo chính là việc cân bằng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. 2 mối quan hệ này không nên quá gần gũi, cũng không được xa cách. Lãnh đạo cần có sự rõ ràng về chức quyền, tránh chèn ép, lợi dụng nhân viên. Đồng thời, các mệnh lệnh đưa ra cần hợp lý, đảm bảo cả hai bên đều có thể vận dụng linh hoạt.

quảng trị doanh nghiệp

Cân bằng mối quan hệ giữa nhân viên và sếp

Trật tự

Quản trị doanh nghiệp cần phải làm tốt việc thiết lập trật tự thông qua: sự phân bổ vị trí, công việc, trách nhiệm,… cho nhân sự. Việc sắp xếp này cần hợp lý, hợp tình, được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Kỷ luật

Kỷ luật chính là sự thống nhất các tiêu chuẩn trong hành động, lời nói, quy tắc và những giá trị. Khi có kỷ luật, doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, có kỷ luật, nhân viên trong công ty sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Công bằng

Bất kỳ ở đâu, công bằng cũng quan trọng. Và trong công việc cũng vậy. Người quản trị doanh nghiệp cần đảm bảo được sự công bằng để giúp cho doanh nghiệp vững bền. Đồng thời, bạn sẽ củng cố được sự trung thành của các nhân sự đối với doanh nghiệp.

quảng trị doanh nghiệp

Có tính kỷ luật để đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người

Thù lao

Để được coi là người lãnh đạo giỏi, bạn cần đảm bảo rằng mức thù lao mà doanh nghiệp trả cho nhân viên là xứng đáng. Những khoản phúc lợi, thưởng cũng cần được lên phương án rõ ràng. Như vậy, nhân sự sẽ hiểu được giá trị của chính họ, đồng thời muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ ổn định là nền tảng cho mọi sự phát triển. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi tạo ra sự ổn định. Như vậy, lãnh đạo và nhân viên mới có thể yên tâm thực hiện công việc của mình.

Sáng kiến

Sáng kiến rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Hãy luôn ủng hộ, khuyến khích các cá nhân thể hiện sáng kiến của mình. Lúc này, họ không chỉ được thể hiện bản thân mà còn được công nhận năng lực, giá trị đóng góp. Tất cả đều là nền tảng để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

quảng trị doanh nghiệp

Sáng kiến rất quan trọng khi hoạt động kinh doanh

Tinh thần đoàn kết

Cuối cùng, nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đảm bảo nguyên tắc, quy định đề ra để gắn kết mối quan hệ của nhân viên trong công ty. Qua đó, tạo nên khối đoàn kết trong nội bộ, tránh xích mích, xung đột.

Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về quản trị doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về hệ thống quản trị trong doanh nghiệp. Đồng thời ứng dụng nó trong chính hoạt động kinh doanh, quản lý của mình. Nếu có khó khăn, đừng ngần ngại đến ngay với khóa học CEO quản trị 4.0 tại học viện doanh nhân CEO Việt Nam- CVG Hồ Chí Minh. Khóa học sẽ là nền tảng vững chắc để bạn quản trị thành công doanh nghiệp của mình.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích