Trang chủ Tin tứcBlog Thế nào là bảng cân đối kế toán? Mẫu Bảng cân đối kế toán mới nhất

Thế nào là bảng cân đối kế toán? Mẫu Bảng cân đối kế toán mới nhất

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 200 lượt xem

Bảng cân đối kế toán là tài liệu tài vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Đây là cơ sở giúp nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp theo dõi tình hình của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Thực hiện lập bảng cân đối là công việc quen thuộc của các kế toán viên. Vậy thế nào là BCĐKT và mẫu bảng cân đối chuẩn nhất hiện nay là như thế nào?

Bảng cân đối kế toán là gì?

bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho ta biết những thông số trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Bảng cân đối trong kế toán là một phần trong bản báo cáo tài chính để tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn gốc hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm. Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn tại một thời điểm. Bạn không thể tự ý thay đổi biểu mẫu của bảng cân đối trong kế toán vì nó được lập theo mẫu dành cho DNNVV của Bộ Tài chính quy định.

Bảng cân đối kế toán phải thể hiện rõ ràng những nội dung sau:

  • Tài sản dài hạn của doanh nghiệp (là tài sản doanh nghiệp đang có ).
  • Tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán( khoản tài sản doanh nghiệp cho nợ).
  • Nợ ngắn hạn (Nợ của doanh nghiệp và nợ này đòi hỏi doanh nghiệp phải trả trong thời gian ngắn).
  • Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Mẫu Bảng cân đối kế toán mới nhất 2022

Dưới đây là 2 mẫu bảng cân đối tài chính kế toán mới nhất hiện nay:

Nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Theo quy định của chuẩn mực kế toán “trình bày báo cáo tài chính” khi lập và trình bày bảng cân đối KT phải tuân thủ các nguyên tắc chung nhất định. Ngoài ra, trên các bảng cân đối KT, các khoản mục về tài sản và nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy vào thời hạn chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, thể hiện cụ thể như sau:

Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong 12 tháng. Tài sản và Nợ phải trả được chia thành ngắn hạn và dài hạn theo các nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được chia vào loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được chia vào loại dài hạn.

Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường hơn 12 tháng. Tài sản và nợ phải trả được chia thành ngắn hạn và dài hạn theo các nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi trong thời gian chu kỳ kinh doanh bình thường được chia thành loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi trong thời gian dài hơn chu kỳ kinh doanh bình thường được chia thành loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải trình bày rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh cùng các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như của ngành – lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

  • Đối với các doanh nghiệp có tính chất hoạt động không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn – dài hạn, thì tài sản và nợ phải trả được tính theo thanh khoản giảm dần.

Lưu ý:

  • Trường hợp lập bảng cân đối kế toán tổng hợp đối với đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ hết số dư của các khoản mục phát sinh trong các giao dịch nội bộ. Ví dụ như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ,… giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới hay giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất các báo cáo tài chính.
  • Các chỉ tiêu không có số liệu thì không cần trình bày trên bảng cân đối KT. Doanh nghiệp chủ động trong việc đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu với nguyên tắc liên tục trong từng phần.

bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc khi lập bảng báo cáo KT của doanh nghiệp đáp ứng giả định liên tục

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Việc trình bày các chỉ tiêu trên bảng cân đối KT khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục cũng được thực hiện giống như trên, trừ một số điều chỉnh như sau:

  • Không phân biệt ngắn hạn – dài hạn: Các chỉ tiêu được lập không căn cứ vào thời hạn còn lại kể từ ngày lập báo cáo trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường.
  • Không trình bày chỉ tiêu dự phòng khi toàn bộ tài sản, nợ phải trả đã được đánh giá lại theo giá trị thuần thực hiện được.

Lưu ý: Một số chỉ tiêu có phương pháp lập Bảng cân đối kế toán của những doanh nghiệp đang hoạt động liên tục là khác nhau như sau:

Chỉ tiêu “Mua bán chứng khoán” (Mã số nhập 121)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ghi sổ của việc mua bán chứng khoán sau khi đã đánh giá lại. Doanh nghiệp không cần trình bày nội dung chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” do số dự phòng giảm giá đã được giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của mua bán chứng khoán.

Chỉ tiêu liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác được phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã tiến hành đánh giá lại các khoản đầu tư. Doanh nghiệp không cần trình bày chỉ tiêu

“Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” vì số dự phòng đã được giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư.
Chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu được phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu. Doanh nghiệp không cần trình bày nội dung chỉ tiêu “Dự phòng phải thu khó đòi” vì số dự phòng đã được giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của các khoản phải thu.

Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” Mã nhập 140

Chỉ tiêu phản ánh giá trị ghi sổ của hàng tồn kho sau khi đã tiến hành đánh giá lại. Số liệu của chỉ tiêu này bao gồm cả các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thiết bị, phụ tùng thay thế được phân thành dài hạn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đang hoạt động liên tục. Doanh nghiệp không cần trình bày chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì số dự phòng giảm giá đã được giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ hữu hình, bất động sản, đầu tư, được phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã tiến hành đánh giá lại các tài sản trên. Doanh nghiệp không cần trình bày chỉ tiêu “nguyên giá” vì giá trị sổ sách là giá đánh giá lại, không cần trình bày chỉ tiêu “hao mòn lũy kế” vì số khấu hao đã được giảm trực tiếp vào giá trị sổ sách của tài sản.

bảng cân đối kế toán

Phân tích chi tiết bảng cân đối kế toán

Có rất nhiều cách phân tích bảng cân đối kế toán, tuy nhiên sử dụng phổ biến hơn cả đó là bảng phân tích dựa vào các tỷ số.

Để hiểu rõ hơn về BCĐKT và cách xây dựng loại bảng này. Bạn cần dựa vào các kỹ thuật được sử dụng để phân tích các thông tin, chủ yếu là thông qua phân tích chỉ số tài chính. Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng các công thức để hiểu rõ về một công ty và cách hoạt động của nó. Đối với BCĐKT việc sử dụng các chỉ số tài chính (như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) cho bạn sự hiểu biết về tình hình tài chính của công ty.

Cần lưu ý rằng, một số tỷ số cần thông tin từ nhiều hơn một bản báo cáo tài chính như cần thêm thông tin từ các tài sản, nguồn vốn và báo cáo thu nhập. Các loại tỷ số chính thường được sử dụng trong BCĐKT là tỷ số về sức mạnh tài chính và tỷ số hoạt động.

Khi ta có, tỷ số về sức mạnh tài chính cũng như vốn lưu động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Chúng có thể cung cấp thông tin về việc công ty có khả năng trả các khoản nợ của mình như thế nào và cách họ sử dụng đòn bẩy tài chính . Điều này cung cấp cho các nhà đầu tư gợi ý về sự ổn định tài chính của công ty ra sao và có tiềm lực tài chính như thế nào.

Tỷ lệ hoạt động tập trung vào tài khoản ngắn hạn để hiển thị cách công ty quản lý chu kỳ hoạt động của nó như thế nào. Các tỷ lệ này giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về hoạt động của một công ty.

bảng cân đối kế toán

Phân tích chi tiết về bảng báo cáo cân đối kế toán cho doanh nghiệp

Kết luận

Bảng cân đối kế toán là công cụ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mục đích của loại bảng này được lập ra nhằm cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty. Nếu chưa biết cách kiểm soát và nhìn nhận lĩnh vực này, nhà quản lý có thể tham khảo ngay khoá học CEO quản trị 4.0 tại học viện doanh nhân CEO Việt Nam.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích