Trang chủ Tin tức Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản mới nhất 2022

Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản mới nhất 2022

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 382 lượt xem

Cách lập bảng cân đối tài khoản như thế nào? Có những cách nào khắc phục tình trạng bảng cân đối tài khoản không cân? Cùng với chúng tôi giải đáp vấn đề này ngay dưới đây nhé!

Bảng cân đối tài khoản là gì?
Bảng cân đối tài khoản hay bảng cân đối phát sinh được tạo ra nhằm kiểm tra, đối chiếu dữ liệu đã ghi trong chứng từ và sổ sách. Nhờ có bảng cân đối tài khoản mà tổ chức có thể kiểm soát được mức độ chính xác của số liệu trước khi nhập vào bảng cân đối kế toán cũng như thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kinh tế khác.

Bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối tài khoản là gì?

Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu từ bảng báo cáo tài chính gửi đến cho cơ quan thuế. Bản này sẽ phản ánh được sự biến động (tăng, giảm) của con số được phát sinh trong năm như doanh thu, nguồn vốn, nợ cần trả, hay các kết quả khác liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bảng cân đối tài khoản hỗ trợ nhà quản trị nắm được tổng quát và chính xác về thực trạng hiện tại của doanh nghiệp qua số dư tại các thời điểm khác nhau.

Phân biệt bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán. Vậy, mời bạn cùng Học viện CEO Việt Nam tìm ra điểm khác biệt của hai loại bảng này nhé!

  • Bảng cân đối tài khoản giúp đánh giá hoạt động của tổ chức trên mọi lĩnh vực được thể hiện qua các số liệu như số dư theo quý hoặc con số phát sinh tài khoản mà doanh nghiệp dùng hạch toán.
  • Bảng cân đối kế toán giúp nhà quản trị đánh giá chính xác tình hình hoạt động của công ty qua số dư đầu và cuối kỳ tại ngay thời điểm bảng được lập mà không hề phát sinh thêm số liệu.

Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản

Sau khi đã hiểu rõ bảng cân đối tài khoản là gì, mời bạn đọc tìm hiểu cách lập bảng cân đối tài khoản nhanh chóng và đầy đủ ngay dưới đây nhé.

Bảng cân đối tài khoản gồm những gì?

Một bảng cân đối tài khoản hoàn chỉnh cần có những mục chính như sau:

  • Số hiệu tài khoản: Ghi lại số hiệu của tất cả tài khoản cấp 1 hoặc ghi tất cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 mà tổ chức đã dùng trong năm.
  • Tên tài khoản: Ghi lại tên của tất cả tài khoản mà tổ chức đang sử dụng theo thứ tự đã phân loại. Mỗi tài khoản chỉ được ghi trên 1 dòng, ghi tài khoản theo nguyên tắc số hiệu tăng dần.

cách lập bảng cân đối tài khoản

Mẫu bảng cân đối tài khoản

  • Số phát sinh trong năm: Ghi lại số liệu tổng số phát sinh của bên Nợ và tổng số phát sinh của bên Có trong mỗi tài khoản được ghi trên nhật ký/ sổ cái trong năm.
  • Số dư đầu năm: Là tổng số dư phần Nợ cuối năm và số dư phần Có cuối năm trong mỗi điều khoản của năm báo cáo. Số liệu ghi cần được tính bằng công thức rõ ràng.
  • Số dư cuối năm: được tính bằng công thức

Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm = Số dư cuối năm

Lưu ý: Bảng cân đối phát sinh là cách kiểm tra bao quát tất cả số liệu đã được ghi trên tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối này được tạo dựa trên hai cơ sở là:

  • Tổng số dư phần Nợ của tất cả tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của phần Có.
  • Tổng số phát sinh phần Nợ của tất cả tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư của phần Có.

cách lập bảng cân đối tài khoản

Mẫu bảng cân đối phát sinh

Thêm vào đó, sau khi đã hoàn thành kết quả dựa vào cách lập bảng cân đối tài khoản. Kế toán quản trị cần kiểm tra và đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết về công nợ khách hàng, hàng tồn kho, bảng lương hoặc các chi phí khác nhằm đảm bảo tính chính xác cho bảng cân đối.

Cách xử lý bảng cân đối tài khoản khi bảng không cân

Khi lập bảng cân đối tài khoản, người thực hiện cần tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, tình trạng bảng cân đối tài khoản không cân vẫn có thể xảy ra bởi lượng hoá đơn của doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân của việc bảng cân đối tài chính vẫn không cân có thể nằm trong 3 lý do chính sau:

  • Sai sót từ định khoản.
  • Nhập sai dữ liệu tồn kho.
  • Quỹ tiền mặt của công ty là số âm.
  • Sai sót từ các phân bổ chi phí khấu hao và trả trước.

cách lập bảng cân đối tài khoản

Giải pháp xử lý bảng cân đối tài không không cân là gì?

Vậy, xử lý bảng cân đối tài khoản không cân như thế nào? Phụ thuộc vào từng trường hợp, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục sau:

  • Nếu sai sót từ định khoản thì kế toán kiểm tra lại từng định khoản, sau đó điều chỉnh lại.
  • Nếu nhập sai dữ liệu hàng tồn kho thì kế toán cần đối chiếu bảng xuất, bảng nhập và bảng tồn. Kiểm tra lại phương pháp tính toán giá xuất kho, giá nhận vốn và kiểm tra lại hàng trước khi xuất đi xem có đúng với hoá đơn không.
  • Nếu quỹ tiền mặt của doanh nghiệp âm thì kế toán cần tìm ra nguyên nhân âm quỹ. Trong trường hợp không thể xác định nguyên nhân thì bộ phận kế toán cần giải quyết bằng cách vay ngắn hạn cá nhân hoặc thu hồi công nợ để bổ sung vào quỹ.
  • Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ sai sót từ phân phổ chi phí khấu hao và trả trước, kế toán hãy thực hiện hoạt động bút toán để phân bổ lại.

Với hướng dẫn chi tiết về cách lập bảng cân đối tài khoản mà Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã giới thiệu trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thêm kinh nghiệm khi thực hiện.

Bên cạnh đó, để quản trị doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 của chúng tôi. Với đội ngũ giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm dày dặn, đây chắc chắn là khoá học mà bạn không thể bỏ qua!

XEM THÊM:

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích