Quản trị tài chính doanh nghiệp là một môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản trị tài chính của doanh nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có thể đọc hiểu được các bảng báo cáo tài chính và phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình học tập chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ của các giáo trình.
Vậy, Có gì trong sách quản trị tài chính doanh nghiệp PDF? Hãy cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quản trị tài sản ngắn hạn
Mục lục đầu tiên trong cuốn sách quản trị tài chính doanh nghiệp PDF là phần quản trị tài sản ngắn hạn. Và, trong phần này bao gồm rất nhiều mục lục nhỏ. Cụ thể như sau:
Quản trị tiền mặt
- Lý do công ty giữ tiền mặt: Động cơ giao dịch, đầu cơ và dự phòng
- Quyết định số dư tiền mặt tối ưu theo mô hình Baumol: William Baumol là người đầu tiên sáng tạo mô hình quản trị tiền mặt tối ưu. Theo mô hình, số dư tiền mặt tối ưu là số dư tiền mặt mà ở đó, tổng mức phí giữ tiền mặt (gồm chi phí cơ hội vì giữ tiền mặt và chi phí giao dịch chứng khoán) phải ở mức tối thiểu.
- Mô hình cân đối tiền mặt của Miller-Orr: Merton Miller và Daniel Orr đã đưa ra mô hình cân đối tiền mặt với các biến động ngẫu nhiên của những khoản chi tiêu và thu nhập hàng ngày. Dựa vào mô hình này, các công ty cho phép số dư tiền mặt phải dao động giữa giới hoạt kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát thấp hơn, mua bán chứng khoán chỉ khi đạt tới được một trong các giới hạn này.
Cách để quản trị tiền mặt hiệu quả cho doanh nghiệp
Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về đem đi bán: Hàng tồn kho, hàng hóa mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi để gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Lợi ích từ việc sử dụng hàng tồn kho
- Hàng tồn kho đóng vai trò như một tấm đệm an toàn giữa những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, đi từ dự trữ – sản xuất – đến lưu thông hàng hóa.
- Đem lại sự linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh (lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản phẩm, tiêu thụ …)
- Giúp công ty, doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty.
Quản trị hàng tồn kho hiệu quả sẽ giúp linh hoạt hơn trong việc kinh doanh
Một vài hạn chế
Gây phát sinh các chi phí tương ứng, liên quan đến hàng tồn kho, bao gồm :
- Chi phí đặt hàng (Ordering Costs)
- Chi phí tồn trữ (Carrying Costs)
- Chi phí thiệt hại do kho không có hàng – hàng tồn kho hết (Stockout Costs)
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, dùng để tìm mức tồn kho tối ưu cho công ty. Để tổng chi phí tồn kho là thấp nhất, lượng đặt hàng kinh tế EOQ chính là lượng đặt hàng tối ưu Q*.
Quản trị khoản phải thu
Phải thực được 3 vấn đề cơ bản sau đây:
- Xây dựng chính sách bán chịu hợp lý
- Ra quyết định bán chịu
- Theo dõi các khoản phải thu để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn và đủ
Đối với chính sách bán chịu, ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như:
- Tiêu chuẩn bán chịu (Credit standards)
- Rủi ro gặp phải khi bán chịu (Credit risks)
- Chính sách và quy trình thu nợ (Collection Policy and Procedures)
Hoạch định ngân sách vốn đầu tư
Phần tiếp theo trong sách quản trị tài chính doanh nghiệp PDF chinh là phần hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Cụ thể, nội dung sẽ được Học Viện CEO Việt Nam chia sẻ như sau:
Tổng quan
Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng của Doanh nghiệp. Có thể hiểu, đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là sự bỏ vốn có tính chất dài hạn nhằm mục đích hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết. Qua đó, thực hiện được mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được thể hiện qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
Quá trình đưa ra quyết định đầu tư:
- Đưa ra đề xuất về dự án đầu tư vốn
- Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
- Thẩm định khả năng và lựa chọn dự án phù hợp để thực hiện
- Đánh giá độ hiệu quả của dự án sau khi kết thúc
Hoạch định ngân sách vốn đầu tư
Hoạch định dòng tiền của dự án đầu tư
Quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư chủ yếu là liên quan đến việc ước tính các dòng tiền gắn liền với dự án, bao gồm dòng thu, dòng chi tiền tệ.
Dòng tiền ròng hay còn gọi là dòng tiền thuần (Net Cash Flow) của dự án đầu tư là khoảng chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiền chi trong thời gian dự án hoạt động.
Trình tự xác định dòng tiền ròng
Giai đoạn bỏ vốn để đầu tư
Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp chỉ có chi ra nhưng chưa thu lại. Toàn bộ số tiền được chi ra sẽ tạo nên vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài ra, có những dự án trong đó việc bỏ vốn đầu tư được tiến hành chỉ một lần trong năm nhưng cũng có những dự án khác việc bỏ vốn đầu tư được tiến hành rải rác trong nhiều năm.
Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có doanh thu và sẽ phát sinh thêm một số chi phí khác, được gọi là chi phí hoạt động của dự án đầu tư. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí để tính toán lợi nhuận hàng năm gọi là EBIT, NOPAT, OCF của dự án.
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm không phải là lợi nhuận mà chính là phải xác định được dòng tiền ròng (Net Cash flow – NCF)
Các chỉ tiêu thông dụng trong đánh giá dự án
- Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
- Suất sinh lợi nội tại (IRR – Internal Rate on Return, MIRR – Modified IRR)
- Chỉ số lợi nhuận (PI – Profit Index)
- Thời gian hoàn vốn (PBP – Payback Period, DPBP – Discounted Payback Period)
Chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Mục lục tiếp theo trong sách quản trị tài chính doanh nghiệp PDF liên quan đến các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Phân loại và đặc điểm của nguồn tài trợ
Căn cứ vào thời gian sử dụng sẽ chia ra
- Nguồn tài trợ ngắn hạn
- Nguồn tài trợ dài hạn
Căn cứ vào quyền sở hữu sẽ chia ra
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn tài trợ
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến nguồn tài trợ:
- Cơ cấu tài sản
- Chiến lược quản trị tài sản
- Vòng quay vốn
Chính sách cổ tức và mua lại cổ phiếu
Chính sách chia cổ tức và mua lại cổ phiếu
Quy trình chi trả cổ tức của công ty
Có 2 cách để chi trả cổ tức của công ty: chi trả cổ tức bằng tiền mặt và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Quy trình chi trả cổ tức của công ty niêm yết:
- Ngày công bố (dividend declaration date)
- Ngày hưởng quyền cuối cùng
- Ngày không hưởng quyền
- Ngày chốt danh sách (holder-of-record date)
- Cuối cùng là ngày thanh toán (dividend payment date)
Chính sách cổ tức và giá trị công ty
Nhà quản lý phải chú ý rằng, mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị cho cổ đông – chủ sở hữu. Vì vậy, tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu được khuyến nghị nên dựa trên sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với cổ tức hay lãi vốn kỳ vọng trong tương lai.
Một chính sách cổ tức tối ưu có nghĩa là phải đảm bảo sự cân bằng giữa mức cổ tức hiện hành và sự tăng trưởng của nó trong tương lai để giữ giá cổ phiếu ở mức tối đa hóa giá trị (nội tại).
Kế hoạch tài chính và dự báo tài chính
Dự báo doanh thu
Dự báo doanh thu hay còn gọi là là dự kiến doanh số bán hàng của các thời kỳ sắp tới (năm, quý hoặc tháng). Đây là dự báo độc lập đầu tiên và là khởi đầu của hầu hết các dự báo tài chính. Vì vậy, tính chính xác của dự báo doanh thu sẽ quyết định đến tính chính xác của các dự báo khác.
Có rất nhiều phương pháp để dự báo doanh thu, nhưng mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Tính chính xác của dự báo doanh thu sẽ quyết định đến độ chính xác của các dự báo khác.
Lập báo cáo tài chính
Đây là phương pháp dự phòng báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nào cũng nên có. Phương pháp dự phòng được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Riêng một vài khoản mục khác của bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ được xác định theo chính sách công ty.
Điều chỉnh công suất dư thừa
- Dư thừa ở mức công suất tối đa = Doanh thu thực tế / Tỷ lệ % sử dụng TSCĐ
- Tỷ lệ Tài sản cố định/ Doanh thu mục tiêu = TSCĐ thực tế / Doanh thu ở mức công suất tối đa
- Mức Tài sản cố định cần thiết = (Tỷ lệ TSCĐ / Doanh thu mục tiêu)*Doanh thu dự kiến.
Trên đây là các thông tin cơ bản về giáo trình môn Quản trị tài chính doanh nghiệp PDF. Ngoài ra, nếu bạn muốn trau dồi thêm kinh nghiệm cho công việc kinh doanh trong tương lai, bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhé.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn