Trang chủ Tin tức Những điều cần biết về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Những điều cần biết về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Một, 2023 490 lượt xem

Nếu mọi người chưa từng đứng ở một góc độ tổng thể việc nhìn thấy được một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp như thế nào. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về hệ thống của một doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là gì?

cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Khái niệm cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì?

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp chính là tổ hợp một hệ thống các mối quan hệ liên kết với nhau để hoạt động cùng nhiều công việc.

Trong cơ cấu tổ chức sẽ gồm có các bộ phận, đơn vị, cá thể mà họ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện một mục đích, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Tại sao cần cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Về mặt công việc, có thể những tổ chức ở mỗi phòng ban mang chức năng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của họ đối với doanh nghiệp đều hướng tới sự phát triển. Vì vậy bộ máy quản trị doanh nghiệp cũng sẽ rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu chung.

Việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt nhất sẽ cùng nhau góp sức cho mục tiêu của doanh nghiệp được hoàn thành với kết quả tốt nhất.

Khi một công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, việc phân công sẽ rõ ràng, mang tính chuyên môn cao, quản trị tác nghiệp được tốt hơn, tập trung vào những mục tiêu nhất định.

Ngoài ra việc phân công này còn có tác dụng đối với tổ chức lãnh đạo, điều này sẽ mang đến trật tự cho một tập thể. Tạo điều kiện xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp và kỷ luật trong công ty.

Các Kiểu Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Doanh Nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Các loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cơ cấu theo trực tuyến

Cách cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp này hoạt theo mô hình trực tuyến. Trong đó người quản lý sẽ đưa ra những quyết định đối với cấp dưới của mình và ngược lại. Bên cạnh đó những cấp dưới sẽ làm việc và chịu trách nhiệm với cấp trên trực tiếp của mình.

Loại cơ cấu này sẽ thường được áp dụng với những mô hình tổ chức bộ máy doanh nghiệp kiểu nhỏ, cách thức quản lý đơn giản.

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo chức năng

Loại cơ cấu tổ chức này thường được áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp mà các chức năng sẽ được tách riêng cho mỗi bộ phận đảm nhiệm. Khi đó, những nhân viên được chỉ định sẽ là người am hiểu về chuyên môn đối với lĩnh vực cụ thể trong phạm vi quản lý của mình.

Cơ cấu theo trực tuyến – chức năng

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức theo chức năng

Đây là cách thức tổ chức kết hợp hai hình thức vừa nêu trên, khi đó các mối quan hệ của các cấp sẽ ngang nhau. Đồng thời, những bộ phận có chức năng riêng biệt sẽ hoạt động dưới sự chỉ dẫn có các cấp trực tuyến.

Một nhược điểm cần chú ý đối với hình thức này chính là làm cho số cơ quan sẽ tăng lên khiến cho bộ máy sẽ trở nên phức tạp. Việc điều phối của người lãnh đạo sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn.

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo trực tuyến – tham mưu

Đối với cơ cấu này người điều hành CEO sẽ đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về những mệnh lệnh của mình. Đồng thời cũng có sự tham gia của ban cố vấn, tham mưu khi gặp những vấn đề khó khăn cần sự giúp đỡ.

Cơ cấu ma trận

Đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp mang lại sự hiệu quả khi được xây dựng với sự kết hợp của cơ cấu trực tuyến và chương trình mục tiêu. Đối với cơ cấu này, những người quản lý thuộc chức năng hay bộ phận sản phẩm đều có quyền hạn như nhau. Khi đó họ đều có cùng trách nhiệm báo cáo với cùng cấp lãnh đạo, chịu trách nhiệm trong bộ phận mình quản lý.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Doanh Nghiệp

Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

  • Dù sử dụng loại cơ cấu nào thì trong doanh nghiệp cũng cần phải để ý đến các yếu tố khách quan sau:
  • Những quy định về Pháp luật đối với hệ thống tổ chức
  • Khối lượng công việc và trách nhiệm của nhân sự
  • Trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang bị lao động
  • Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp
  • Môi trường làm việc

Những yếu tố chủ quan

Ngoài các yếu tố khách quan thì những yếu tố chủ quản cũng sẽ tác động không nhỏ đến việc lựa chọn và vận hành bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Vì vậy, cần phải đánh giá và đưa ra những điều chỉnh, thay đổi nếu cần thiết để đạt được hiệu quả. Một số yếu tố chủ quan có thể thấy như sau:

  • Trình độ chuyên môn của người điều hành
  • Những ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức trước đó trong doanh nghiệp
  • Năng lực của bộ phận cố vấn
  • Quan hệ của những bộ phận bên trong tổ chức doanh nghiệp
  • Mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp đối với mục tiêu chung

Kết luận

Với những thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp trong bài viết này mọi người có thể hình dung được sự quan trọng của nó đối với một tập thể.

Vì vậy, để có thể cải thiện được tầm nhìn và khả năng quản lý của mình mọi người có thể tham khảo thêm khóa học CEO quản trị 4.0 từ Học viện doanh nhân CEO Việt Nam.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích