Trang chủ Tin tức Tìm hiểu quản trị tác nghiệp trong sản xuất

Tìm hiểu quản trị tác nghiệp trong sản xuất

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 30 lượt xem

Quản trị tác nghiệp là gì?

Quản trị tác nghiệp Operational Management là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình hoạch định kế hoạch quản lý, kiểm soát hệ thống sản xuất doanh nghiệp sở hữu để đảm bảo đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

Quản trị tác nghiệp

Giải thích về quản trị hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp

Operational Management là tất cả những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động phân tích, đánh giá, dự báo, dự toán, lên kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng, v.v… Quy trình quản trị cũng sẽ bảo gồm cả việc xử lý các vấn đề phát sinh, chẳng hạn: thiên tai, chính sách nhà nước, thị hiếu người dùng,…

Mô hình quản trị hoạt động tác nghiệp của mỗi công ty đều khác nhau dù mục tiêu và vai trò của chúng đều giống nhau. Những sự khác biệt này là hiển nhiên vì có như thế, hoạt động quản trị mới tương thích với tính chất của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc để quản trị

Mục tiêu của Operational Management

Mục tiêu của hoạt động quản trị tác nghiệp có thể được tổng quát trong ba điều sau:

  • Đảm bảo doanh nghiệp luôn cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng.
  • Đảm bảo khai thác hiệu quả tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp.
  • Đem lại sự thỏa mãn tối ưu cho nhu cầu của khách hàng.

Các công việc cần làm khi quản trị tác nghiệp

quản trị tác nghiệp

Những điều người quản trị hoạt động tác nghiệp cần làm

Dựa trên những mục tiêu kể trên, quá trình quản trị tác nghiệm sẽ bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Sau đây sẽ là những nội dung chính mà người quản trị cần phải thực hiện tốt.

  • Dự báo được nhu cầu và lên kế hoạch sản xuất: Người quản trị luôn phải tính được cung cầu sản phẩm trong tương lai để có kế hoạch chuẩn bị kịp thời.
  • Quản lý, xử lý hàng tồn kho, vật liệu tồn kho: Luôn phải nắm rõ lượng hàng tồn để quản lý chi phí và lấy đó làm căn cứ sắp xếp những kế hoạch sản xuất trong tương lai.
  • Theo dõi thị hiếu người dùng, tiếp nhận đơn hàng theo khả năng của doanh nghiệp: Thị hiếu là thứ thay đổi theo thời gian. Sản phẩm sẽ cần nhiều thời gian để sản xuất trước khi ra mắt thị trường nên người quản trị giỏi cần dự đoán và đưa ra quyết định thông minh.
  • Dự toán, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu: Ngoài theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người quản trị doanh nghiệp cần phải quan sát thêm thị trường đối thủ và các đối tác nguyên vật liệu để chọn được thời điểm nhập hàng hợp lý.
  • Thiết kế các gói sản phẩm, dịch vụ: Đây là một phần của việc nâng cấp sản phẩm kinh doanh. Một doanh nghiệp thay đổi diện mạo sản phẩm, dịch vụ cung cấp sẽ cần khá nhiều thời gian nên việc dự báo, lập kế hoạch là cực kỳ cần thiết.
  • Hoạch định, phân bổ nguồn lực cho việc sản xuất: Doanh nghiệp càng lớn thì việc tính toán nguồn lực càng vất vả. Người quản trị thông minh sẽ luôn đảm bảo doanh nghiệp có nguồn nhân lực cho dù là trong mùa cao điểm hay thời gian hạn chế sản xuất.
  • Giám sát, kiểm tra quá trình sản xuất: Để đảm bảo hoạt động sản xuất đi theo đúng kế hoạch, bộ phận quản lý cần liên tục kiểm tra, đốc thúc. Quy trình quản lý càng chặt chẽ thì các vấn đề phát sinh sẽ càng dễ xử lý.
  • Quản lý đội ngũ sản xuất: Công ty càng lớn, việc quản lý càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khi đội ngũ quản lý có thể hợp tác hiệu quả với đội ngũ sản xuất thì lợi ích mang lại cho công ty là rất lớn.

Vai trò của quản trị tác nghiệp

quản trị tác nghiệp

Vai trò của Operational Management đối với công ty

Quản trị hoạt động tác nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Quy trình này có thể xem là xương sống giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng, hạn chế được những rủi ro không đáng có.

Hiện nay, để tối đa hóa khả năng tạo ra lợi nhuận, các công ty thường sẽ đi theo hướng sản xuất kết hợp với phân phối sản phẩm. Lúc này, việc quản trị càng trở nên quan trọng hơn bởi hoạt động quản trị chính là cầu nối liên kết quy trình sản xuất với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị sẽ phải bổ sung thêm thêm một số công việc khác nhằm đảm bảo tính gắn kết, liền mạch của hệ thống vận hành.

Quản trị tác nghiệp trong sản xuất hiện nay

quản trị tác nghiệp

Operational Management trong thời đại 4.0 có nhiều đổi mới

Với những tiến bộ công nghệ, quy trình sản xuất hiện nay đã có nhiều sự cải tiến. Không chỉ tạo ra các sản phẩm hữu hình, các doanh nghiệp hiện đại còn cho ra đời các sản phẩm vô hình hay sản phẩm số hóa để phục vụ thị hiếu người dùng.

Những sự đổi mới này khiến việc quản trị tác cũng phải không ngừng tiến hóa và cập nhật để theo kịp. Tất nhiên, người quản trị cũng cần phải bổ sung kiến thức để làm tốt nhiệm vụ của mình nếu muốn hoàn thành tốt công việc.

Trong khuôn khổ bài viết này, Học Viện Doanh Nhân CEO đã cung cấp cho bạn những điều cần biết về quản trị tác nghiệp. Nếu muốn trở nên xuất sắc hơn trong công việc này và tích lũy thêm những kiến thức để là một doanh nhân giỏi trong thời đại mới, mời bạn tham gia khóa đào tạo “CEO quản trị 4.0” của chúng tôi. Với những nội dung chuyên sâu và bám sát thị trường hiện nay, khóa huấn luyện sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích