Trang chủ Tin tức Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa và đặc điểm của bảng cân đối kế toán

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 383 lượt xem

Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng và rủi ro tài chính của công ty? Hãy cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) một bản báo cáo tài chính của công ty/doanh nghiệp. BCĐKT sẽ tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như Có (tài sản)/Nợ ở một thời điểm lập báo cáo tài chính.

BCĐKT nêu ra số liệu về giá trị của toàn bộ tài sản, nguồn vốn đang hiện có của công ty tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm).

Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là gì?

Các BCĐKT đều có nguyên tắc chung phải tuân thủ:

“Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu” hay “Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu”.

Từ đó ta có thể thấy, BCĐKT phải luôn luôn cân bằng giữa Tài sản, Tổng nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu.

Ví dụ: Khi công ty/doanh nghiệp dùng tiền để mua tài sản cố định, thì trong BCĐKT, mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” sẽ giảm và bằng giá trị của “Nguyên giá tài sản cố định” khi tăng lên. Điều này giúp cho BCĐKT được cân bằng.

Kết cấu của BCĐKT

Một Bảng cân đối kế toán đều có bố cục cơ bản gồm 5 cột: Cột “Tài sản”/ ”Nguồn vốn”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Số cuối năm”, “Số đầu năm”.

BCĐKT có kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. BCĐKT luôn luôn gồm có hai phần: “TÀI SẢN”, “NGUỒN VỐN”.

Phần Tài sản

Thể hiện toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện có cho đến cuối kỳ. Những chỉ tiêu được phản ánh trong phần này sẽ được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất của chính doanh nghiệp đó.

Phần Tài sản được phân thành hai loại là Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Phần Nguồn vốn

Phản ánh nguồn hình thành tài sản đến cuối kỳ hạch toán của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo các nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Tỷ trọng và cơ cấu vốn từ các nguồn trong tổng số vốn hiện có phản ánh bản chất và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn phân thành 2 loại: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán đầy đủ và chi tiết nhất

Bảng cân đối kế toán
Kết cấu BCĐKT luôn gồm 2 phần Tài sản và Nguồn vốn

Ý nghĩa của BCĐKT

Đối với phần tài sản

  • Mặt pháp lý: BCĐKT thể hiện, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang hiện có, tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Những tài sản này thuộc quyền quản lý và cho phép sử dụng của doanh nghiệp
  • Mặt kinh tế: Dựa vào số liệu thông qua BCĐKT, điều này phản ánh quy mô của doanh nghiệp và các loại tài sản, tồn tại dưới hình thức phi vật chất hay vật chất.

Qua đó ta có thể thấy, ý nghĩa của phần tài sản trong bảng cân đối kế toán là có thể giúp doanh nghiệp tự đánh giá quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn như thế nào là phù hợp.

Đối với phần nguồn vốn

  • Mặt pháp lý: Cho biết khoản nợ của doanh nghiệp và cần phải trả khoản nợ bao nhiêu. Bên cạnh đó, chủ nợ sẽ biết được đâu là giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Mặt kinh tế: Những số liệu được phản ánh trong phần nguồn vốn sẽ cho biết quy mô các nguồn vốn, cơ cấu được huy động, đầu tư vào các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.

Các hạn chế của BCĐKT

BCĐKT là sẽ phản ánh các giá trị sổ sách của tài sản, thiết kế theo nguyên tắc giá gốc. Từ đó sẽ khó mà có được sự ăn khớp, hòa nhập giữa giá trị tài sản sổ sách và giá trị tài sản trên thị trường.

BCĐKT chỉ phản ánh dữ liệu vào thời điểm lập báo cáo, thời điểm này thường rơi vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Từ đó có thể hiểu, nếu chỉ dựa vào số liệu trong BCĐKT thì sẽ rất khó để đánh giá sự hoạt động của các loại tài sản/nguồn vốn trong giai đoạn hay cả thời kỳ.

bảng cân đối kế toán là
Các hạn chế của BCĐKT

Khi các nhà đầu tư phân tích BCĐKT của doanh nghiệp, họ nên phân tích kỹ càng các khoản mục chiếm phần lớn trong phần Tài sản – Nguồn vốn. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được: “Các tài sản của doanh nghiệp phần lớn được tập trung ở đâu? Các nguồn vốn hình thành nên tài sản chủ yếu sẽ đến từ nguồn nào của doanh nghiệp?”. Nếu những khoản mục này thay đổi, điều này sẽ thể hiện rõ hơn những sự thay đổi về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Cách kiểm tra BCĐKT

Để biết được bảng cân đối kế toán là phản ánh điều gì, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ về những phương pháp kiểm tra và phân tích. Từ đó có thể hiểu được ý nghĩa của số liệu trong BCĐKT.

Phương pháp phân tích BCĐKT

Để phân tích BCĐKT thì có rất nhiều phương pháp, nhưng phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cân đối thường được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp so sánh

Đây là một phương pháp dùng để so sánh ít nhất là 2 chỉ tiêu với nhau. Các số liệu, chỉ tiêu để so sánh cần được thống nhất về đơn vị, về thời gian, phương pháp tính toán, đo lường và nội dung kinh tế.

Ví dụ: Khi ta so sánh doanh thu của quý 01/2021 và doanh thu của quý 01/2022 thuộc công ty A, ta sẽ so sánh LNST gộp của năm 2021 với LNST gộp năm 2020 của công ty B.

Phương pháp so sánh có 2 loại:

  • Phương pháp so sánh tuyệt đối: kết quả sẽ cho ra một con số tuyệt đối. Điều này phản ánh sự biến động, thay đổi về khối lượng và quy mô của chỉ tiêu được so sánh. Ví dụ: Doanh thu công ty X năm 2022 tăng hơn 400 tỷ đồng so với doanh thu của năm 2021.
  • Phương pháp so sánh tương đối: là kết quả của phép chia giá trị cột cuối năm và cột đầu năm của một chỉ tiêu nào đó trong BCĐKT (tương ứng với số cuối năm của năm này và số cuối năm của năm trước). Ta sẽ được giá trị tương đối, thể hiện đà phát triển của chỉ tiêu cần so sánh. Ví dụ: Doanh thu của 6 tháng đầu 2022 sẽ gấp 5 lần doanh thu của 6 tháng đầu 2021.

bảng cân đối kế toán là

Có nhiều phương pháp để kiểm tra BCĐKT

Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được thực hiện dựa vào những tỷ lệ chuẩn mực chung của một đại lượng tài chính, trong quan hệ tài chính. Từ đó có thể thấy, sự thay đổi của tỷ lệ sẽ phản ánh sự thay đổi của các đại lượng tài chính. Theo nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ này đặt ra yêu cầu rằng, phải xác định được các ngưỡng hay định mức nhất định, từ đó sẽ làm cơ sở để so sánh.

Khi phân tích 1 bản báo cáo tài chính, thường sẽ có 3 tỷ lệ được sử dụng phổ biến nhất:

  • Khả năng thanh toán: dùng để thể hiện, phản ánh và đánh giá khả năng có thể trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
  • Khả năng cân đối vốn và nguồn vốn: dùng để phản ánh và đánh giá mức độ ổn định cũng như khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
  • Khả năng sinh lời: phản ánh sự hiệu quả của hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp cân đối

Đây là phương pháp để phân tích sự ảnh hưởng của những hiện tượng kinh tế có liên quan với nhau. Phương pháp cân đối sẽ được áp dụng khi xảy ra hiện tượng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng hiệu với các chỉ tiêu phân tích.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của 1 nhân tố nào đó, thì cần phải xác định sự chênh lệch giữa số liệu kỳ gốc và số liệu thực tế của nó.

bảng cân đối kế toán là
Phương pháp kiểm tra BCĐKT

Kiểm tra chi tiết

Để phân tích BCĐKT, các nhà đầu tư cần nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào những chỉ tiêu trong bảng này và thông qua cả khả năng thanh toán.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bảng cân đối kế toán mà các nhà đầu tư cần nắm được. Nếu có khả năng phân tích tốt BCĐKT, điều này sẽ rất có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể xây dựng được một danh mục đầu tư có hiệu quả nhất. Nếu bạn chưa biết cách để nắm rõ và nhìn nhận lĩnh vực này thì có thể tham khảo ngay khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhé.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích