Trang chủ Tin tức Khi Nào Nên Sử Dụng Phương Án Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp?

Khi Nào Nên Sử Dụng Phương Án Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp?

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Mười Hai, 2022 123 lượt xem

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp (Corporate Restructurin) là quá trình mà doanh nghiệp thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc và sau đó sẽ đề xuất mô hình cấu trúc mới. Các doanh nghiệp thực hiện điều này nhằm mục đích là khắc phục những hoạt động kém hiệu quả đồng thời có thể khởi động lại nhằm có thể đem đến hiệu quả cao hơn, tầm nhìn vươn xa hơn.

Tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình đánh giá và cấu trúc lại doanh nghiệp

Tái cấu trúc bao gồm các khía cạnh như: cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức, hoạt động, nhân lực, quy trình sản xuất,… và tiếp thị.

Khi nào cần sử dụng phương pháp tái cấu trúc doanh nghiệp?

Đại dịch covid 19 khiến nền kinh tế nước ta trở nên trì tuệ. Điều này sẽ khiến cho các công ty tìm hiểu những phương án tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh. Vậy hậu covid có phải doanh nghiệp nào cũng cần tái cấu trúc hay không?. Cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu 4 nhóm dấu hiệu sau doanh nghiệp cần phải thực hiện tái cấu trúc:

tái cấu trúc doanh nghiệp

Khi nào thì nên tái cấu trúc doanh nghiệp

Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

  • Đây có lẽ là dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ dàng nhận ra nhất và cần tái cấu trúc doanh nghiệp. Nó bao gồm những biểu hiện như: tài sản thất thoát, doanh số giảm, thị phần thu hẹp, mất lợi thế cạnh tranh, hoạt động trì trệ,…

Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

  • Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm như: kết quả kinh doanh không ổn định, khách hàng thường xuyên khiếu nại, chất lượng sản phẩm kém, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng không hiệu quả, công nợ nhiều, số lượng hàng tồn kho cao,…

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa

  • Dấu hiệu của nhóm này thường sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nên sẽ khó nhận thấy. Tuy nhiên, thì các doanh nghiệp có thể tham khảo một số biểu hiện sau: nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém,…

tái cấu trúc doanh nghiệp

Các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nên tái cấu trúc

Các dấu hiệu này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó sẽ gây hậu quả khá lớn. Bởi lẽ nó khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể nào phát triển, dẫn đến có nguy cơ phá sản.

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Các chuyên gia nhận định rằng dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu là khó nhận biết nhất. Bởi lẽ nó thuộc về những vấn đề thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu ngắn- dài hạn,…

Nếu như ban quản trị định hướng sai đường thì sẽ không đi sâu vào việc xây dựng giá trị cốt lõi và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào các mục tiêu ngắn hạn. Chính điều đó sẽ không thể nào giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh và lâu bền.

Các bước tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải thực hiện tái cấu trúc thì một câu hỏi lớn thường xuyên được đặt ra đó là: “

Làm thế nào để thực hiện việc tái cấu trúc, các bước hay quy trình cụ thể như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ 5 bước chính để có thể thực hiện việc tái cấu trúc doanh nghiệp.

tái cấu trúc doanh nghiệp

Nên nắm kỹ các bước tái cấu trúc doanh nghiệp

Xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp

Việc xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp được xem là một bước đi bắt buộc và hiển nhiên trong việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ, thống kê và xác định được việc doanh nghiệp mình bị trì trệ, lỏng lẻo ở đâu? Bộ phận, phòng ban nào chưa hoạt động hiệu quả? Khi xác định rõ những yếu tố trên thì doanh nghiệp mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.

Sau khi đã xác định chính xác tình trạng của doanh nghiệp rồi thì mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Trong phần mục tiêu, không chỉ nêu ra những mục tiêu chung chung mà cần phải phân chia mục tiêu cụ thể, riêng biệt cho từng nhóm và từng bộ phận khác nhau.

Phạm vi tái cấu trúc cần phải bao trùm hết những lỗ hổng trong hệ thống cũng như cách vận hành. Tùy vào tình hình hiện tại của công ty mà phạm vi này có thuộc một vài lĩnh vực hay là toàn bộ công ty.

 

tái cấu trúc doanh nghiệp.

Phạm vị tái cấu trúc cần phải bao trùm lên cả hệ thống

Lập bản kế hoạch và thiết kế chi tiết

Việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình mà bất kỳ bước đi nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả quá trình. Chính vì điều đó nên việc việc lập ra bản kế hoạch và thiết kế chi tiết được đánh giá là một việc vô cùng quan trọng.

Hơn nữa, đây là một quá trình nên tất cả các bước cần phải diễn ra theo đúng thứ tự. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định đúng những lĩnh vực nào có thể triển khai sớm nhất để có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với tình trạng cấp bách mà doanh nghiệp đang gặp phải.

tái cấu trúc doanh nghiệp.

Cần lập kế hoạch chi tiết

Xác lập phương án tiếp cận

Một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình tái cấu trúc là phương thức tiếp cận. Việc lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp sẽ khiến cho quá trình tái cấu trúc trở nên đình trệ và bị kéo dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra một chiến lược thực hiện theo kiểu cuốn chiếu, chính điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra sự rõ ràng trong việc thực hiện tái cấu trúc

Triển khai kế hoạch theo đúng từng bước

Sau khi hoàn thành kế hoạch thì doanh nghiệp cần bắt tay ngay vào triển khai từng bước một. Việc này không nên quá vội vàng, bởi lẽ quá hấp tấp thì sẽ dẫn đến việc thực hiện không hiệu quả.

Sau khi doanh nghiệp hoàn thành mỗi bước của kế hoạch thì cần phải liên tục đánh giá về mức độ hiệu quả của nó. Cần xem xét kỹ càng quá trình mình thực hiện đã phù hợp hay chưa? Có cần xem xét và điều chỉnh ở những vấn đề gì không?.

tái cấu trúc doanh nghiệp.

Triển khai kế hoạch theo từng bước

Vận hành hệ thống mới và tiến hành đánh giá định kỳ

Bước cuối cùng trong phương án tái cấu trúc doanh nghiệp là doanh nghiệp thực hiện vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, cần phải đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có thực sự đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đã đề ra hay chưa.

Bài viết trên chúng tôi chia sẻ một số thông tin tổng quan về các phương pháp tái cấu trúc doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết mà Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh chia sẻ phía trên đây sẽ giúp cho quý độc giả có thể hiểu được “ Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?” từ đó tiến hành việc tái cấu trúc doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Nếu như bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu các khóa học về quản trị thì chúng tôi đề xuất khóa học CEO QUẢN TRỊ 4.0 của học viện chúng tôi. Đây là khoá học được thiết kế riêng cho các CEO, chủ doanh nghiệp đang muốn tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện nay.

XEM THÊM:

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích