Trang chủ Tin tức Tìm Hiểu Tổng Quan Về Quản Trị Sản Xuất Doanh Nghiệp

Tìm Hiểu Tổng Quan Về Quản Trị Sản Xuất Doanh Nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 267 lượt xem

Khái niệm quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất có tên tiếng anh là Production management. Đây được biết đến là việc tổng hợp các hoạt động nhằm xây dựng một hệ thống sản xuất và quản trị để tạo thành sản phẩm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quản trị sản xuất

Quản trị sản xuất bao gồm nhiều quá trình

Mục tiêu của quản trị sản xuất doanh nghiệp là gì?

Quản trị sản xuất có mục tiêu là khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào. Từ đó, có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng đầu ra của doanh nghiệp và đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Để có thể đạt được mục tiêu này thì quá trình quản trị và tác nghiệp cần phải có những mục tiêu cụ thể như sau:

Sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu của khách hàng. Các bộ phận kỹ thuật và thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các yêu cầu mà khách hàng đặt ra thành các thông số kỹ thuật cụ thể của sản phẩm.

Từ những thông số kỹ thuật cụ thể thì các bộ phận sản xuất có thể đo lường và tạo ra một sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên cần phải cân nhắc một điều là chất lượng của sản phẩm cuối cùng phải duy trì được sự cân bằng giữa chất lượng và chi phí dùng để sản xuất.

Quản trị sản xuất

Chất lượng sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố

Sản xuất hàng hóa & dịch vụ với số lượng thích hợp

Quản trị sản xuất phải đảm bảo được rằng những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang cung cấp thì phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Cụ thể như sau:

Nếu như nhu cầu sử dụng của khách hàng tương đối ít mà sản lượng sản phẩm lại quá nhiều. Thì chắc hẳn, cung lớn hơn cầu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, số lượng hàng tồn kho tăng lên. Ngược lại, nếu như nhu cầu của khách hàng lớn mà sản lượng công ty sản xuất lại quá ít thì sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt.

Để khắc phục điều đó các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra chính sách quản trị một cách phù hợp. Từ đó quyết định đúng sản lượng cần sản xuất để mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp và thỏa mãn được nhu cầu của thị trường.

quản trị sản xuất

Quản trị chất lượng rất quan trọng

Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là một vấn đề được doanh nghiệp rất quan tâm trước khi sản xuất bất kỳ loại sản phẩm nào. Bởi lẽ nó là nhân tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Trong quá trình lên kế hoạch sản xuất thì các nhà quản lý phải giới hạn chi phí ở mức phù hợp. Ngoài ra, khoảng chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí tiêu chuẩn ở mức tối thiểu cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của việc quản trị sản xuất.

quản trị sản xuất

Tối ưu chi phí sản xuất

Đảm bảo sản xuất hàng hóa & dịch vụ đúng tiến độ

Nhiều giám đốc điều hành nhận định rằng, tiến độ quy trình là một trong các thước đo để xác định hiệu quả của quá trình sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến tiến độ này. Chẳng hạn như thiếu nhân lực, máy móc hỏng hóc, chậm trễ trong việc cung cấp nguyên liệu,… Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

Đúng lúc này thì nhà quản trị phải lên kế hoạch cho những hoạt động khác nhau liên quan đến sản xuất. Trong trường hợp phát hiện ra bất kỳ sự sai lệch nào thì cần phải thực hiện ngay các biện pháp sửa chữa nhằm khắc phục và loại bỏ sai lệch đó. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc giữ tổng thời gian sản xuất ở mức tối thiểu.

Bên cạnh đó, mục tiêu của quản trị sản xuất cũng bao gồm việc cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực; kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn của những thiết bị và máy móc; xem xét sự sẵn có của nguyên vật liệu đúng thời hạn và đảm bảo thông số kỹ thuật cũng như chất lượng, hình dạng, kích thước, màu sắc,…

Các yếu tố chính của mô hình quản trị sản xuất

Quy trình để quản lý sản xuất sẽ bao gồm rất nhiều bước khác nhau. Nó bắt đầu từ việc chuẩn bị cho việc sản xuất sản phẩm cho đến khi thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa.

Dự báo nhu cầu sản xuất

Dự báo nhu cầu sản xuất đây là bước đầu tiên của quy trình quản trị sản xuất. Việc nghiên cứu và đưa ra dự báo sẽ giúp doanh nghiệp có thể tạo ra một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Qua đó, mọi quy trình kinh doanh sẽ lấy đó làm căn cứ để hoạt động.

Để có thể đưa ra những dự báo về nhu cầu sản xuất chính xác nhất. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường và tìm ra được loại sản phẩm mà thị trường đang tìm kiếm, như:

  • Số lượng mà thị trường cần là bao nhiêu?
  • Khi nào sẽ tiến hành hoạt động sản xuất?
  • Cần phải chuẩn bị những hệ thống sản xuất như thế nào?

Để có thể trả lời câu hỏi đó thì đòi hỏi quá trình nghiên cứu phải thật cẩn thận, tỉ mỉ. Kết quả nghiên cứu thị trường sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định, liệu rằng doanh nghiệp có nên sản xuất sản phẩm hay không?

quản trị sản xuất

Phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng

Thiết kế sản phẩm

Thiết kế sản phẩm là quy trình để doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố đầu vào như: thiết bị, máy móc, trình tự thực hiện hay yêu cầu về kỹ thuật.

Mỗi loại sản phẩm sẽ đòi hỏi những phương pháp và quy trình, công nghệ sản xuất tương đối khác nhau. Chính vì lý do đó nên sản phẩm mà doanh nghiệp thiết kế cần phải nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thị trường, tạo ra một lợi thế cạnh tranh và phù hợp với khả năng, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sẽ được thực hiện bởi bộ phận nghiên cứu và thiết kế sản phẩm của công ty. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng thì cần phải có sự tham gia, phối hợp giữa các cán bộ quản lý, chuyên viên đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

quản trị sản xuất

Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường

Quản lý năng lực sản xuất

Quản lý năng lực sản xuất là một hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để có thể xác định được quy mô, công suất dây chuyền hiện tại. Điều này sẽ tạo ra một ảnh hưởng tương đối lớn đến với khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Việc xác định đúng năng lực sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho những quá trình sản xuất sau này. Ngoài ra, quy mô sản xuất cũng có thể tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất, cơ cấu quản lý và vận hành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải xác định đúng năng lực sản xuất của mình. Qua đó, có thể tạo ra được những sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Định vị cho doanh nghiệp

Định vị doanh nghiệp là việc công ty lựa chọn địa điểm bố trí, nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra lúc ban đầu. Đây được đánh giá là một trong những hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong quá trình hoạt động và phát triển sản xuất.

Để xác định được vị trí của doanh nghiệp thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Cần phải sử dụng các phương pháp định tính và định lượng.

Trong đó phương pháp định tính để xác định các nhân tố về mặt xã hội. Còn định lượng sẽ nhằm xác định rõ chi phí sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là chi phí vận chuyển.

quản trị sản xuất

Định vị cho doanh nghiệp

Bố trí sản xuất

Bố trí sản xuất được biết là là phương pháp bố trí mặt bằng, máy móc, dây chuyền công nghệ một cách hợp lý nhằm quản lý tốt chất lượng sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả công việc cao.

Một trong những phương pháp bố trí sản xuất được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng nhất là phương pháp trực quan kinh nghiệm. Kết hợp với đó là những chương trình phần mềm máy tính chuyên biệt, sự kết hợp của 2 phương án này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định và lựa chọn được một phương án bố trí tối ưu.

Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực

Lập kế hoạch nguồn lực là việc ban quản lý dựa vào các kế hoạch quản trị sản xuất để có thể lên kế hoạch bố trí lao động, nguồn lực, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu. Quy trình này giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, kèm theo đó là tối ưu hóa về mặt chi phí.

quản trị sản xuất

Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực

Điều độ trong sản xuất

Điều độ sản xuất là việc xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối công việc cho từng bộ phận, thiết bị và sắp xếp thứ tự công việc hợp lý. Điều đó sẽ giúp đảm bảo việc sản xuất hoàn thành đúng với tiến độ mà doanh nghiệp đã đề ra.

Kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất

Một nội dung mà được các chuyên gia đánh giá quan trọng nhất trong quá trình kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất là kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho. Bởi lẽ hàng tồn kho được dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn. Gây ách tắc cho các hoạt động sản xuất. Còn việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ sẽ giúp nâng cao phẩm chất của sản phẩm từ đó thì đáp ứng được với nhu cầu, mong đợi của khách hàng.

Bài viết trên chúng tôi cung cấp một số thông tin về khái niệm quản trị sản xuất và các yếu tố chính trong mô hình này của doanh nghiệp. Để đảm bảo quy trình này được diễn ra suôn sẻ, trơn tru. Doanh nghiệp cần phải đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động lên kế hoạch cũng như lên phương án phân phối nhân lực một cách chính xác nhất.

Ngoài ra thì bạn cũng nên tham khảo thêm khóa học CEO Quản trị 4.0.của học viện chúng tôi để việc quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn. Hy vọng nội dung mà Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh giới thiệu phía trên đây sẽ hữu ích với quý đọc giả!

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích