Trang chủ Tin tức Quy trình lập chiến lược cấp doanh nghiệp

Quy trình lập chiến lược cấp doanh nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 67 lượt xem

Đối với những bạn đang tìm kiếm kiến thức về doanh nghiệp, chắc hẳn đã không ít lần gặp phải những công việc mang tính chuyên môn cao. Trong đó, để lập được một chiến lược cấp doanh nghiệp cũng không phải đơn giản. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sau đây.

Chiến lược cấp công ty

chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty là chiến lược mang tính chất tổng thể, đây là những mục tiêu chung của cả một doanh nghiệp. Vì thế nó bao gồm cả các nhiệm vụ trong ngắn và dài hạn.

Đối những công việc cần phải làm trong các cấp chiến lược trong doanh nghiệp ở cấp độ này, thường sẽ phải đi trả lời các câu hỏi mang tính chất sống còn của cả một doanh nghiệp.

  • Những hoạt động nào sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty
  • Những hoạt động nào duy trì hoạt động cho doanh nghiệp
  • Những hoạt động nào mang tính đột phá, phát triển doanh nghiệp
  • Thời gian thực hiện chúng là bao lâu ?
  • Kế hoạch thực hiện chi tiết gồm những yếu tố nào
  • Cách đánh giá sự hiệu quả và phương pháp đo lường
  • Những hoạt động để đề phòng và giảm thiểu rủi ro cho các trường hợp xấu

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có gì

Sau khi thấy được sự tổng quan của chiến lược cấp công ty, chúng ta có thể nhận ra trong đó sẽ không thể nào thiếu được về mảng kinh doanh.

Đối với chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, đó chính là những định hướng để đưa ra các hoạt động cụ thể giúp cho doanh nghiệp bán được hàng trên thị trường.

  • Trong đó bao gồm cả việc cạnh tranh với đối thủ
  • Cách thức để triển khai bán hàng như thế nào
  • Cách phân bổ nguồn lực
  • Đào tạo cho nhân viên bán hàng
  • Thiết lập các địa điểm, nhà phân phối ra sao

Trong các chiến lược cấp doanh nghiệp về thương mại theo Michael Porter ông cho rằng sẽ có những cách thức tổng quan sau:

  • Chiến lược chi phí thấp: Đây là cơ chế hoạt động mà hệ thống doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra quy trình sản xuất tối ưu nhất về chi phí.
  • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Đây là hình thức tạo ra sản phẩm độc đáo, mới lạ đối với nhu cầu thị trường để tạo ra sự nhận diện và đặc thù trong mắt khách hàng.
  • Chiến lược nhắm vào phân khúc thị trường: Đây là cách triển khai sản phẩm nhắm vào một đối tượng mục tiêu cụ thể trong một phân khúc quá rộng.

Chiến lược cấp chứng năng

Chiến lược marketing

Marketing là một chiến lược lâu dài cho cả quá trình phát triển của doanh nghiệp. Ở mỗi thời kỳ trưởng thành doanh nghiệp sẽ có một định hướng về marketing khác nhau sao cho phù hợp. Mục đích của các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy sự nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi.

Chiến lược tài chính

Đây sẽ là những hoạt động nhằm xác định được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Xác định và tạo ra được các nguồn tài chính, đồng thời đảm bảo cho việc phân phối kinh tế đến với các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của hệ thống.

Kiểm soát tài chính, quản trị, phân định rõ ràng các khoản ra vào, tài chính ngắn hạn, dài hạn, chính sách phân phối,…sẽ là những nhiệm vụ trong mảng tài chính doanh nghiệp.

Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Khi tham gia vào một thị trường, chắc chắn ở đó đã có những sản phẩm đang phục vụ nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm đầu tiên của công ty bạn cũng vậy.

Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, vì thế những chiến lược cấp doanh nghiệp cũng cần phải coi trọng việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Chiến lược vận hành

Từ khâu nhập nguyên liệu đến khi đơn hàng được hoàn thành, chắc chắn sẽ trải qua không ít quy trình. Chiến lược vận hành chính là nhằm mục đích tối ưu hóa chi phí cho quá trình này. Trong mỗi khâu sản xuất, phân phối, chính sách đại lý,…những chiến lược được đề ra nhằm đạt được một kết quả chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống tối thiểu. Như vậy, lợi nhuận trên mỗi đơn hàng mới có thể tăng lên tốt nhất.

Chiến lược nguồn nhân lực

Đây chính là một trong những chiến lược khó thực hiện nhất, vì con người luôn là yếu tố cảm xúc nhiều hơn. Việc phát hiện được tiềm năng của nhân sự và phân phối công việc đòi hỏi người quản lý phải có thuật nhìn người sâu rộng và công tâm trong cách điều hành của mình. Bên cạnh đó những chính sách của công ty và đãi ngộ phải đảm bảo những nhu cầu tốt nhất trong khả năng đối với nhân sự.

Chiến lược toàn cầu

chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược toàn cầu hóa kinh tế

Có thể tùy vào mô hình và định hướng phát triển mỗi công ty sẽ có hoặc không về các cấp chiến lược của doanh nghiệp toàn cầu này. Tuy nhiên, khi internet phát triển quá mạnh mẽ việc có cho mình một chiến lược toàn cầu cũng không còn quá khó khăn.

Phạm vi hoạt động và phân phối vào thị trường quốc tế sẽ có những hoạt cách thức như là: Chiến lược kết nối đa quốc gia, chiến lược toàn cầu hóa, chiến lược xuyên quốc gia, chiến lược quốc tế,…

Kết luận

Trên đây chính là những thông tin tổng quan để mọi người có thể nắm rõ được cách lập chiến lược cấp doanh nghiệp như thế nào. Về kiến thức doanh nghiệp chắc chắn không thể trọn vẹn trong một bài viết, nếu bạn cần thêm những kiến thức chuyên sâu hơn có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện doanh nhân Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích