Trang chủ Tin tức 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng: nhìn là chuẩn xác ngay

7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng: nhìn là chuẩn xác ngay

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 68 lượt xem

Gia Cát Lượng được mệnh danh là bậc quân sư nổi tiếng về cách nhìn người trong lịch sử. Trong đó, ông đã đưa ra 7 yếu tố quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Những ghi chép của ông vẫn được lưu truyền đến nay để chúng ta tiếp tục học hỏi. Hãy cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Hỏi đúng sai để đánh giá chí hướng của đối phương

 

cách nhìn người

Những người chí hướng cao, lập trường vững vàng sẽ không có thái độ “gió chiều nào theo chiều nấy”

Điều đầu tiên, chúng ta cần quan sát nhận định của một người về các vấn đề đúng sai, từ đó đánh giá góc nhìn và xem xét chí hướng. Nếu người đó không phân rõ đúng sai, thể hiện thái độ “gió chiều nào theo chiều nấy” sẽ gây tổn hại đến lợi ích trong thời khắc quan trọng.

Do đó, tuyệt đối không thể giao phó trách nhiệm cho kiểu người như vậy. Chỉ nên cộng tác với những người có chí hướng cao, lập trường vững vàng và tấm lòng cởi mở, rộng lượng.

Đặt câu hỏi để đánh giá khả năng ứng biến của đối phương

Để hiểu rõ một người, chúng ta cần thường xuyên nói chuyện với người đó, đặt câu hỏi hay dùng lý lẽ liên tục để xem họ tranh luận, ứng phó như thế nào. Cách nhìn người này còn được áp dụng trên chốn quan trường để đánh giá phẩm chất của vị quan đó. Bởi lẽ, nếu họ không có năng lực đánh giá và khả năng giải quyết vấn đề sẽ hại dân hại nước, làm hỏng đại sự.

Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương

cách nhìn người

Người không có mưu lược chỉ có thể bó tay khi gặp tình huống bất ngờ

Cách này có thể áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào. Người tài giỏi chắc chắn sẽ có nhiều mưu kế. Ví dụ, vào thời xưa, khi tình huống khó khăn ập đến, nếu vị quan đó không có chiến lược ắt chỉ có thể bó tay. Bởi lẽ, những người thực sự muốn cống hiến sẽ đưa ra được giải pháp đối với tình huống bất ngờ để cải thiện xã hội của họ.

Vì vậy, nếu muốn thấy rõ khả năng của đối phương, hãy đưa ra nhiều thử thách khác nhau cho họ, càng khó khăn càng dễ đo lường được trình độ và năng lực.

Đặt ra tình huống khó khăn để xem dũng khí của đối phương

Cách nhìn người này được sử dụng để đánh giá sự can đảm, xem cách họ ứng phó trước tình huống khó khăn xảy ra. Giống như câu tục ngữ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khó khăn được ví như là “ngọn lửa” để thử thách nghĩa khí của đối phương.

Trước tiên, chúng ta hãy đưa ra một số khó khăn, nguy hiểm cần giải quyết để xem cách họ trả lời. Nếu đó là người thiếu dũng khí, chỉ e rằng đến bản thân còn khó có thể bảo vệ chứ đừng nói đến trừ gian diệt ác, xả thân vì đại cục.

Dùng rượu để đánh giá tính tình của đối phương

cách nhìn người

Dùng rượu để người đó bộc lộ bản chất thật của mình cũng là một trong những cách nhìn người dễ nhất

Đây là một trong những thước đo tốt nhất để đánh giá con người. Dân gian có câu “rượu vào lời ra”, bản chất thực sự của một người thường che giấu rất sâu. Vì vậy, dùng rượu sẽ khiến người đó mở lòng để họ bộc lộ ra tính cách thật của mình.
Có thể hiểu rằng, khi một người say rượu, chúng ta sẽ hiểu rõ được phẩm chất và nhân cách của người đó như thế nào. Trong lịch sử Trung Hoa, đã có rất nhiều văn thần, võ tướng vì say rượu phạm pháp mà bị chém đầu.

Dùng lợi lộc để đánh giá sự liêm chính của đối phương

Những người có phẩm hạnh cao thượng, chính trực tuyệt đối sẽ không làm những chuyện xấu, trái với lương tâm cho dù lợi lộc trước mắt có lớn tới đâu. Thực tế cho rằng, lịch sử không thiếu những câu chuyện dùng tiền tài để đo lòng người.

Số quan lại không kháng cự được trước sự mê hoặc của lợi lộc cũng nhiều không kể xiết. Trong khi đó, người dân trông đợi vào thanh quan chứ không phải tham quan. Ngày nay, cách nhìn người này vẫn được áp dụng phổ biến trong công việc nói riêng hay xã hội nói chung.

Cách nhìn người: giao việc cho đối phương để đánh giá chữ tín của họ

cách nhìn người

Giao công việc định thời gian để đánh giá chữ tín của đối phương

Gia Cát Lượng cho rằng, tín vốn là “cái gốc” làm người. Để kiểm tra chữ tín của một ai đó, chúng ta có thể giao việc, định thời hạn cho đối phương đồng thời quan sát xem lời nói và hành động của đối phương có nhất quán không. Nếu họ nói được mà không làm được sẽ dễ dàng đánh mất sự tin tưởng của người khác dành cho họ. Điều này sẽ khiến họ khó có chỗ đứng, địa vị trong xã hội.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về cách làm người cực chuẩn của Gia Cát Lượng. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn có thể áp dụng trong việc đánh giá khách quan phẩm chất của mỗi người. Đặc biệt hơn, trong vai trò lãnh đạo, nó sẽ giúp bạn nhìn và dùng người đúng đắn. Nếu chưa biết cách nhìn nhận ra sao, mời các bạn tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 tại học viện doanh nhân CEO Việt Nam.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích