Trang chủ Tin tức Tìm hiểu vai trò của quản trị chiến lược trong cho quản lý cấp cao

Tìm hiểu vai trò của quản trị chiến lược trong cho quản lý cấp cao

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 567 lượt xem

Sau khi có được bảng kế hoạch, chiến lược cho dự án phát triển của công ty, bên cạnh việc triển khai chúng ta cũng cần theo dõi, giám sát, quản trị như thế nào để kết quả đạt được như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu vai trò của quản trị chiến lược sẽ được thể hiện ra sao. Từ đó có được cách nhìn đúng về tầm quan trọng của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược là một quy trình nhằm giúp người quản lý xác định được các mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo cho các hoạt động đi đúng hướng và bám sát kế hoạch.

Trong việc quản trị sẽ không thể thiếu các hoạt động như là thiết lập các mục tiêu, xây dựng kế hoạch và bố trí hoặc bổ sung nguồn lực sao cho phù hợp.

Vai trò của quản trị chiến lược

vai trò của quản trị chiến lược

Vai trò của quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược sẽ giúp cho nhà quản lý định hướng được tầm nhìn rõ ràng, mang một sứ mạng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà ban lãnh đạo đã đề ra cho doanh nghiệp.

Ngoài ra việc quản trị chiến lược còn giúp cho việc cải tổ, quản lý hệ thống được tổng quan hơn. Căn cứ vào tình hình và diễn biến đang diễn ra của dự án cũng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Đồng thời dự đoán được các khả năng xấu nhất có thể xảy ra để có phương án đối mặt tương ứng.

Có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường

Trong kế hoạch, chiến lược của công ty giúp cho việc triển khai đạt được mục tiêu như mong đợi sẽ là một chiến lược tốt. Ngoài ra sẽ phải có được những phương án dự phòng cho những tình huống không nằm trong kế hoạch. Hạn chế được các rủi ro mà doanh nghiệp không mong muốn với thiệt hại thấp nhất, nhưng vẫn phải duy trì được mục tiêu, đánh giá KIPs đúng với thực tế.

Chủ động trong việc ra quyết định

Khi đã có được kế hoạch, chẳng hạn như bảng kế hoạch marketing, lúc này việc khai thác ngân sách, nguồn lực công ty sẽ rõ ràng hơn.. Tương tự như chiến lược của công ty, sự chủ động sẽ giúp cho đội ngũ thực thi có được một lộ trình chi tiết, tiết kiệm thời gian, phân phối nguồn lực đúng với những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp đang sở hữu.

Đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị

Để so sánh với một hệ thống làm việc không có sự quản trị chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt. Khi nguồn lực được tận dụng đúng lúc, đúng chỗ kết quả mang lại chắc chắn sẽ tiệm cận hơn với mong muốn thực tế.

Vai trò của quản trị chiến lược rất cần thiết để có được sự hiệu quả, đồng thời còn có thể giảm thiểu các rủi ro dẫn đến dự án bị phá sản. Sự sống còn của doanh nghiệp là sứ mạng cao nhất của các nhà quản trị, vì vậy một cơ cấu công ty có quản trị chiến lược sẽ đảm bảo an toàn và duy trì sự phát triển cho các dự án được tốt hơn.

Mục đích của quản trị chiến lược

Vai trò của quản trị chiến lược

Mục đích của quản trị chiến lược

Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, đa số việc quản trị chiến lược không được quan tâm. Vì vậy, thường xuyên xảy ra những phát sinh ngoài dự kiến.

Không những thế, các hoạt động cũng không được theo dõi bám sát mục tiêu. Những hệ lũy vừa nêu trên chính là một tổ chức hoạt động không có sự quản trị.

Đó cũng chính là câu trả lời cho việc với một nguồn lực cụ thể giống nhau hai doanh nghiệp có thể tạo ra những kết quả hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mục đích của quản trị chiến lược chính là sự tối ưu về tất cả các nguồn lực của công ty để mang lại một kết quả tốt nhất có thể.

Các cấp quản lý chiến lược

Vai trò của quản trị chiến lược

Các cấp chiến lược trong tổ chức doanh nghiệp

Quản trị cấp công ty

Quản trị cấp công ty đứng đầu sẽ là tổng giám đốc đóng vai trò quản trị chiến lược chính. Bên cạnh đó còn có các nhà quản trị cấp cao, ban giám đốc, quản lý cấp cao khác trong doanh nghiệp.

Quản trị cấp đơn vị kinh doanh

Tại đơn vị kinh doanh, đứng đầu là giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm phân phối nguồn lực phục vụ cho mục đích bán hàng được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp từ các trưởng đơn vị để khai thác nguồn lực kinh doanh cho cụ thể từng đơn vị.

Quản trị cấp chức năng

Quản trị cấp chức năng bao gồm các cấp quản trị chịu trách nhiệm cho việc phân phối các hoạt động cụ thể trong một tổ chức doanh nghiệp như là: Nhân sự, hành chính, vận hành, marketing,…Bộ phận này sẽ thực thi các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu mà đơn vị quản trị cấp công ty đề ra.

Quy trình triển khai quản trị chiến lược

Phân tích chiến lược

Phân tích tình hình là quá trình tổng hợp và khai thác những thông tin mà chiến lược đang diễn ra. Từ đó có thể thấy được những diễn biến của thị trường thông qua các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, môi trường,…Với những sự kiện này, nhà quản trị chiến lược có thể mô phỏng và dự đoán được những xu hướng và tình hình thực tế nhất có thể của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược

Từ bước phân tích chiến lược, bản đồ của doanh nghiệp sẽ mở ra các cơ hội, thử thách và những gì nguồn lực của công ty có thể làm. Những mục tiêu sẽ tiếp tục được hình thành để tạo ra nhiều chiến lược khác hoặc mở rộng thị trường phát triển cho hệ thống.

Triển khai chiến lược

Một khi các chiến lược đã được thống nhất, việc triển khai sẽ được bắt đầu. Với vai trò của quản trị chiến lược những khả năng về phân phối nhân sự, nguồn lực tài chính như thế nào? Cách kết hợp những nguồn lực, thông tin của doanh nghiệp ra sao?

Mọi thứ sẽ được bắt đầu với sự giám sát và đảm bảo của các bộ phận để có được kết quả như kế hoạch.

Đánh giá và kiểm soát

Trong quá trình triển khai, vai trò của quản trị chiến lược vẫn chưa dừng lại. Không những thế những người thuộc trách nhiệm này cần phải theo dõi và kiên tục kiểm soát, đánh giá tình hình thực tế để có phương hướng quyết định kịp thời.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu mọi khía cạnh về vai trò của quản trị chiến lược như thế nào. Đối với mỗi doanh nghiệp, chiến lược sẽ được thực thi khác nhau. Nếu bạn còn đang có những thiếu sót về khả năng này có thể tham khảo khóa học quản trị CEO 4.0 để cải thiện kỹ năng và kiến thức.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích