Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?
Hợp đồng thuê khoán tài sản được hiểu là các bên thỏa thuận với nhau. Một bên giao tài sản nằm trong quyền sở hữu của mình. Hay đó là một bên có thẩm quyền chuyển nhượng tài sản thuộc quyền quản lý của mình cho bên khác sử dụng trong khoảng thời gian quy định.
Bên được chuyển giao tiến hành khai thác lợi ích tài sản và phải trả tiền cho bên còn lại. Theo đó, hợp đồng thuê tài sản là tài sản có giá trị cụ thể. Chúng ta sử dụng nó trong những lĩnh vực lao động sản xuất, sinh hoạt. Mục đích là để phục vụ cuộc sống và mang đến những lợi ích nhất định.
Như vậy chúng ta thấy rằng khái niệm tài sản không thể hiểu theo nghĩa rộng nếu ta coi nó là đối tượng mà hợp đồng thuê tài sản nhắm đến. Thay vào đó phải hiểu theo nghĩa nó là vật có thực. Ta có thể chia thành bất động sản, động sản, tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất,…
Do vị trí, tầm quan trọng của mỗi loại tài sản trong việc quản lý nhà nước, trong nền kinh tế quốc dân mà pháp luật có những chế định riêng biệt để điều chỉnh quan hệ thuê tài sản này.
Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 có nhiều quy định về cho thuê bất động sản, chỉ có quy định chung là thuê tài sản mà không các quy định cụ thể khác về từng loại tài sản. Trong trường hợp đó, quyền lợi của người thuê không được bảo đảm.
Với hoàn cảnh này, người thuê nên khôn khéo khai thác lợi ích kinh tế của những tài sản này một cách ổn định và lâu dài. Địa vị pháp lý của người thuê khác với những người thuê tài sản bình thường.
Khi thuê tư liệu sản xuất quan trọng, người thuê phải đầu tư tiền và công nghệ để sản xuất cũng như kinh doanh. Trường hợp, hợp đồng này có thời gian thuê ngắn hay bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ thì người thuê sẽ bị thiệt hại lớn.
Khi đó, có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản. Theo quy định, một bên sẽ thực hiện việc chuyển giao tư liệu sản xuất và bên còn lại sẽ đóng vai trò khai thác trong thời gian quy định. Vì vậy, cần nắm rõ trường hợp nào thì nên cần làm hợp đồng thuê khoán.
Đặc điểm khác nhau giữa hợp đồng thuê tài sản thông thường và thuê khoán tài sản
Hai bản hợp đồng này đều mang tính dân sự với những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng dân sự. Hợp đồng cho thuê tài sản thông thường và thuê khoán tài sản đều dựa theo sự thỏa thuận của 2 bên. Bên thuê sẽ có toàn quyền dùng tài sản. Tuy nhiên, ở 2 hợp đồng này có những điểm khác biệt rõ ràng.
Đối tượng cho thuê
Như được biết, hợp đồng thuê tài sản thông thường là các tư liệu sinh hoạt. Trong khi đó, hợp đồng thuê khoán chính là tư liệu sản xuất.
Thời gian thuê
Theo thỏa thuận, hợp đồng thuê thông thường thời gian thuê được xác nhận theo mục đích và nhu cầu của bên thuê.
Cả 2 bên tuân thủ thời gian thuê khoán
Ngược lại, thời gian thuê trong hợp đồng thuê khoán được xác định theo quá trình sản xuất hay kinh doanh hoặc theo thời vụ.
Xác định giá thuê của hợp đồng
Vấn đề giá thuê được giải quyết như nào? Trong hợp đồng thuê tài sản vấn đề này thường được tạo ra từ sự thỏa thuận giữa các bên. Thế nhưng đối với hợp đồng thuê khoán, có nhiều trường hợp sẽ phải thông qua hình thức đấu thầu.
Mục đích thuê trong hợp đồng
Phần lớn mục đích trong hợp đồng thuê tài sản thông thường đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc khai thác những lợi ích cho mục tiêu sản xuất. Ngược lại, mục đích của hợp đồng thuê khoán đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sử dụng tài sản thuê như thế nào?
Đối với hợp đồng thuê tài sản thông thường, người thuê chỉ được phép khai thác tài sản theo tính năng. Trái lại, hợp đồng thuê khoán cho phép bên thuê khai thác công dụng và hưởng lợi tức thu được từ tài sản đã thuê khoán.
Mục đích sử dụng tài sản thuê khoán
Các bên có quyền và nghĩa vụ gì trong hợp đồng thuê khoán tài sản?
Theo quy định của hợp đồng thuê khoán, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ cụ thể. Các bên sẽ có trách nhiệm tuân thủ hợp đồng và tôn trọng nhau. Điều này đảm bảo cho hợp đồng được tiến hành một cách thuận lợi và tránh điều đáng tiếc không may xảy ra.
Bên cho thuê khoán có quyền, nghĩa vụ như nào?
Quyền của bên cho thuê khoán:
Quyền mà bên cho thuê có chính là yêu cầu bên thuê phải khai thác tài sản thuê theo đúng mục đích ban đầu. Bên cạnh đó, bên cho thuê sẽ được nhận tiền từ bên thuê theo như thỏa thuận. “Tiền thuê khoán có thể bằng tài sản cụ thể có giá trị, hay bằng một công việc rõ ràng” dựa theo khoản 1 Điều 506 của Bộ luật dân sự.
Nghĩa vụ của bên cho thuê khoán:
Bên cho thuê khoán phải thực hiện việc giao tài sản cho thuê đúng thời gian và tình trạng như ban đầu thỏa thuận. Trong quá trình chuyển giao, bên cho thuê sẽ kê khai tình trạng thuê khoán để xác định tài sản cho thuê.
Bên cho thuê và thuê phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ
Quyền, nghĩa vụ của bên thuê khoán
Quyền của bên thuê khoán:
Bên thuê được phép yêu cầu bên cho thuê giao tài sản đúng như thời gian đã thỏa thuận. Thông qua đó, người thuê khoán tài sản thực hiện việc khai thác công dụng và tính năng. Bên thuê sẽ hưởng sẽ hưởng lợi tức từ tài sản thuê trong thời gian quy định. Không ai được phép gây khó khăn đối với bên thuê khoán trong việc khai thác tài sản thuê. Trường hợp tranh chấp sẽ xảy ra khi người thuê khai thác sai với mục đích ban đầu.
Bên thuê được quyền đưa ra yêu cầu giảm hay miễn tiền thuê khoán nếu lợi nhuận thu về thấp hơn 1/3 do nhiều vấn đề ngoài dự liệu. Đây là điều có lợi mà pháp luật áp dụng để bảo vệ quyền của bên thuê khoán.
Bên cho thuê phải thanh toán cho bên thuê một khoản chi phí hợp lý để thay thế hay sửa chữa tài sản trong bản hợp đồng thuê.
Nghĩa vụ của bên thuê khoán:
Bên thuê khoán thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của bản hợp đồng. Cụ thể, người thuê sẽ khai thác tài sản thuê theo đúng mục đích đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, họ phải báo với bên cho thuê theo định kỳ về hiện trạng tài sản và quá trình khai thác.
Nghĩa vụ của bên thuê khoán chính là bảo quản, bảo dưỡng tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 508 của Bộ luật dân sự 2005: “Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê tiến hành bảo trì hay bảo dưỡng tài sản bằng chính chi phí của mình.
Ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người thuê khoán không phải thực hiện điều đó. Bên thuê khoán sẽ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản. Những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán thì bên thuê không phải chịu”.
2 bên tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ
Trong trường hợp, bên thuê phải chịu trách nhiệm buộc phải bồi thường khi làm hư hại hay mất tài sản thuê khoán.
Nghĩa vụ của bên thuê khoán phải trả tiền thuê theo đúng thời gian và hình thức thỏa thuận trước đó. Bên thuê khoán sẽ trả tiền hay hiện vật có giá trị vào thời điểm kết thúc thời vụ hay chu kỳ khai thác.
Khi hợp đồng kết thúc, bên thuê không được phép thuê lại. Theo quy định của pháp luật, người thuê chỉ có quyền sử dụng hay sở hữu tài sản đó trong thời gian nhất định mà không có thêm quyền khác.
Như vậy, bên cho thuê đồng ý cho bên thuê tiếp tục thì bản hợp đồng mới tiếp tục diễn ra. Khi thuê lại, bên thuê vẫn phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nghĩa vụ trong bản hợp đồng.
Những điểm khác giữa hợp đồng thuê thông thường và thuê khoán tài sản
2 loại bản hợp đồng này đều là những dạng đặc biệt của hợp đồng thuê tài sản. Việc phân biệt hợp đồng thông thường và thuê khoán tài sản giúp mọi người dễ nhận biết.
Phạm vi quyền của bên thuê
Theo căn cứ vào Điều 496 của Bộ luật dân sự, bên thuê có quyền sử dụng tài sản và khai thác công dụng của nó theo đúng mục đích ban đầu. Bên cho thuê tôn trọng và không được phép gây cản trở.
Phạm vi đối tượng trong hợp đồng
Hợp đồng thuê thông thường diễn ra ở mọi lĩnh vực. Trong khi đó, hợp đồng thuê khoán tài sản có phạm vi nhỏ hơn.
Thời hạn thuê
Hợp đồng thuê thông thường do các bên thỏa thuận với nhau từ trước. Nếu không đạt được thỏa thuận được, 2 bên sẽ xác định mục đích thuê. Nếu thời hạn thuê không được xác định, sau 6 tháng hợp đồng chấm dứt. Từ thời điểm đó, bên cho thuê sẽ báo cho bên thuê biết.
Thời gian thuê thông thường và thuê khoán khác nhau
Theo thỏa thuận chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán để đưa ra thời hạn hợp lý.
Giao tài sản thuê của 2 bản hợp đồng khác nhau ra sao?
Đối với hợp đồng thuê nhà, bên cho thuê phải giao đúng tài sản như thỏa thuận. Nếu không đúng như quy định, bên thuê có quyền yêu cầu sửa chữa hay giảm giá. Hoặc cũng có thể, bên thuê hủy bỏ hợp đồng và buộc bên cho thuê phải bồi thường.
Trong khi đó ở hợp đồng thuê khoán tài sản, cả 2 bên tiến hành kê khai tình trạng tài sản trong quá trình chuyển giao.
Cách thức thanh toán
Thanh toán bằng tiền ở hợp đồng thuê thông thường. Trong khi đó, thanh toán bằng tiền, hay hiện vật hoặc công việc tại bản hợp đồng thuê khoán.
Hình thức hợp đồng của hợp đồng thông thường và thuê khoán
Hợp đồng thuê thông thường phải được lập văn bản, giấy tờ phải được công chứng hay chứng thực khi có thời hạn 6 tháng. Phải thực hiện đầy đủ theo mọi quy định của pháp luật. Mọi thỏa thuận theo văn bản trong hợp đồng thuê khoán.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm quy định, bên còn lại sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bên cho thuê sẽ báo trước. 1 trong 2 bên được quyền chấm dứt bất cứ lúc nào không cần có điều kiện nhưng phải báo trước.Ngoài các điểm trên ra, hợp đồng thông thường và thuê khoán còn có những quy định khác nhau.
Thông qua những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người sẽ có những nhận biết rõ hơn về hợp đồng thuê khoán tài sản cũng như quyền với nghĩa vụ của các chủ thể tham gia. Đặc biệt với chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các dạng hợp đồng hoặc tham gia ngay khóa học CEO quản trị 4.0 để có thêm nhiều thông tin, công cụ hỗ trợ kinh doanh.
XEM THÊM:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Cập nhật các thông tin hữu ích về quản trị kinh doanh
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn