Trang chủ Tin tức Quy định mới nhất về thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Quy định mới nhất về thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 147 lượt xem

Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì? Cách xử lý, bảo quản, chi phí quản lý tang vật là bao nhiêu? Quy định mới nhất về thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính như thế nào? Tất cả sẽ được Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính, hãy cùng Học viện CEO tìm hiểu qua khái niệm của tang vật và tịch thu tang vật thông qua nội dung sau nhé.

Tang vật là vật, tiền, phương tiện, hàng hóa có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của một cá nhân hay tổ chức. Tịch thu tang vật hay phương tiện vi phạm hành chính cũng là việc sung vào ngân sách của nhà nước về vật, tiền, phương tiện, hàng hóa có liên quan trực tiếp tới vi phạm hành chính.

Chi phí quản lý, xử lý, bảo quản tang vật

Câu hỏi: Công ty tôi đang thuê 01 cái tủ đông dùng để bảo quản tang vật vi phạm hành chính. Giá tiền chi trả cho việc thuê tính tới thời điểm hiện tại là 20.000.000 đồng. Vậy, bây giờ tôi có thể áp dụng văn bản nào để đề nghị được cấp số tiền trên?

Luật sư tư vấn:

Theo điều 9, Thông tư 173/2013/TT-BTC, quy định về Chi phí xử lý, quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sẽ sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính:

  • Nội dung chi phí liên quan đến việc xử lý, quản lý tang vật, các phương tiện, tang vật vi phạm hành chính gồm:chi phí kiểm nghiệm và giám định, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, chi phí đăng tin, chi phí thuê để sửa chữa tang vật, chi phí xác định tang vật, chi phí bán đấu giá, chi phí cho Hội đồng thanh lý tang vật và các khoản chi phí thực tế.
  • Mức chi: Đối với những khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do Cơ quan, Nhà nước có thẩm quyền quy định thì phải thực hiện theo quy định đó. Còn, ngược lại Thủ trưởng cơ quan của người ra quyết định tịch thu sẽ quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • Chứng từ chi và duyệt chi: Các khoản chi được thanh toán phải có giấy chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trong trường hợp các khoản chi do Cơ quan, Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thì sẽ sử dụng phiếu thu của Cơ quan, Nhà nước đó để làm căn cứ để thanh toán chi phí.
  • Việc thanh toán các khoản chi được quy định tại khoản 1. Quyết định này được thực hiện theo mức chi phí thực tế hợp lệ, hợp lý đối với từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo đề nghị của cơ quan người đưa ra quyết định tịch thu.

thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chínhChi phí quản lý, xử lý, bảo quản tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính

Theo, điều 10, Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thẩm định quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính như sau:

  • Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được bán thì nguồn kinh phí để chi theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được từ việc bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Trong trường hợp, số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi thì các khoản chi phí còn thiếu sẽ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để đảm bảo kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
  • Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được xử lý theo hình thức tiêu hủy (trừ trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính), nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này sẽ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để đảm bảo kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
  • Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính chuyển giao cho các cơ quan tổ chức, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để đảm bảo kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, đơn vị tiếp nhận chi trả.

Vậy, nhìn chung trong những trường hợp trên, việc thuê tủ đông để bảo quản tang vật, phương tiện chưa có một định mức cụ thể về chi phí thì thủ trưởng của bạn sẽ xem xét rồi cân nhắc mức chi cho hợp lý với tình hình thực tế. Bạn nên đưa ra đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc chi, làm căn cứ để được thanh toán.

thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chínhChi phí quản lý, xử lý, bảo quản tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính

Thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính

Theo khoản 3 Điều 2 và Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định thẩm quyền tịch thu tang vật vi phậm hành chính có những chức năng và nhiệm vụ sau:

Chức năng:

  • Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; các kiến thức về khoa học, kỹ thuật; giáo dục hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn.
  • Là nơi sinh hoạt văn nghệ, văn hóa, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân và góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Là nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các hoạt động sinh hoạt khác.

Nhiệm vụ:

  • Xây dựng kế hoạch, chương trình, hoạt động ngắn hạn hoặc dài hạn trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và sau khi được phê duyệt sẽ tổ chức thực hiện.
  • Tổ chức hoạt động tuyên truyền, cổ động để phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.
  • Tổ chức hoạt động văn nghệ; thể dục thể thao; các cuộc giao lưu, liên hoan đội nhóm, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
  • Tổ chức các lớp học nâng cao dân trí, các chương trình tiếp nhận thông tin và các hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân ở thôn.
  • Tham gia các hoạt động xây dựng tập thể các gia đình văn hóa cùng nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
  • Xây dựng chất lượng cơ sở vật chất, đầu tư các trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các công trình.
  • Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.
  • Thực hiện những nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao xuống.

Thời hạn ra quyết định trả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, công việc của tôi là xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhưng tôi chưa nắm rõ về thời hạn ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện là khi nào? Mong luật sư giải đáp!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính (2012) có quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.

Theo quy định, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là trong vòng 07 ngày, kể từ ngày bắt đầu tạm giữ. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng chỉ được phép tối đa 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Vì vậy, sau thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 7 ngày thì cơ quan, người có thẩm quyền thu giữ tang vật có trách nhiệm trả lại tang vật, phương tiện cho người bị tạm giữ.

Trường hợp gia hạn thời gian tạm giữ thì không quá 30 ngày, cơ quan, người có thẩm quyền thu giữ tang vật có trách nhiệm trả lại tang vật, phương tiện cho người bị tạm giữ.

Trên đây là các thông tin chi tiết về Thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Nắm rõ các nội dung trên sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý các công việc liên quan đến tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, nếu bạn muốn tích lũy và trau dồi kinh nghiệm cho công việc kinh doanh trong tương lai, bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhé.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích