Hiện nay, tại các doanh nghiệp hầu hết đều có một phòng ban marketing. Nói đơn giản, Marketing được hiểu là nơi gắn kết, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đó là cầu nối và là nơi lên ý tưởng tạo sự mới mẻ để thu hút khách hàng chú đến sản phẩm, thương hiệu của mình.
Vậy bạn đã hiểu rõ về marketing chưa? Sơ đồ tổ chức phòng marketing bạn đã biết những gì? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Marketing – phòng ban với nhiều sự sáng tạo mới mẻ
Chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing là gì?
Đầu tiên, để tạo được sơ đồ tổ chức phòng marketing, bạn cần biết tường tận chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing là gì? Có mấy chức năng, nhiệm vụ?
Tại một doanh nghiệp, phòng marketing có 5 chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
Xây dựng, thực hiện các chiến lược marketing
Các nhân viên trong phòng marketing luôn là người có bộ óc sáng tạo để đem lại nhiều đều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Chính vì thế, họ là người xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing cho sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Việc xây dựng, thúc đẩy thực hiện các chiến lược sẽ mang đến thành công, hạn chế tổn thất khi tung sản phẩm ra thị trường.
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông
Muốn cơ cấu phòng marketing hiệu quả thì không thể thiếu chức năng, nhiệm vụ tạo mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông. Truyền thông, báo chí luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Có mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, doanh nghiệp bạn sẽ đảm bảo được hình ảnh, thương hiệu tốt nhất.
Giới truyền thông là đối tác đắc lực. Không chỉ giúp phát triển sản phẩm, thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng khi cần thiết.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
Bộ phận marketing là bộ phận đưa ra kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Và theo Philip Kotler và Gary Armstrong, việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới này cần trải qua 8 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nêu lên ý tưởng cho sản phẩm mới.
- Giai đoạn 2: Sàng lọc và chọn ra ý tưởng hợp lý, sáng tạo, mới mẻ nhất cho sản phẩm.
- Giai đoạn 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm.
- Giai đoạn 4: Dự tính lợi nhuận, doanh thu có thể đạt được khi tung sản phẩm ra thị trường.
- Giai đoạn 5: Phát triển chiến lược Marketing dùng để quảng bá sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng.
- Giai đoạn 6: Phát triển và hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất.
- Giai đoạn 7: Đưa sản phẩm ra thử nghiệm thị trường để xem phản hồi của khách hàng về sản phẩm mới này.
- Giai đoạn 8: Tung và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
Mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường trong một doanh nghiệp do phòng marketing đảm nhận. Việc tìm kiếm thị trường vô cùng khó vì cần nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, đây là một phần quan trọng, không thể bỏ qua ở phòng marketing.
Mỗi khách hàng có sở thích, nhu cầu sản phẩm khác nhau. Vì thế, thông qua mở rộng thị trường sẽ cho biết được phân khúc khách hàng và phân khúc thị trường theo nhóm, phạm vi nào.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp
Hình ảnh thương hiệu đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp. Hình ảnh phải được xây dựng nhất quán, có ý nghĩa, truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Ngoài ra, khi xây dựng thành công thương hiệu không những tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng mà còn củng cố vị thế trên đường đua thị trường.
Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?
Trong một phòng marketing, sơ đồ tổ chức phòng marketing có 6 vị trí then chốt, cơ bản sau:
Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing là vị trí then chốt đầu tiên cần có trong cơ cấu tổ chức phòng marketing. Là người đóng vai trò quản lý, điều hành các hoạt động, định hướng marketing cho doanh nghiệp.
Không những thế, thường người này sẽ kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu ở một số doanh nghiệp.
Giám đốc Marketing – vị trí then chốt trong phòng marketing
Trưởng phòng Marketing
Trưởng phòng Marketing là người sẽ thực hiện các công việc như quản lý nhân sự marketing, lên ý tưởng, kế hoạch,… theo yêu cầu, giao phó của giám đốc Marketing.
Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không có giám đốc mà lại là trưởng phòng Marketing.
Nhân viên Content Marketing
Hiện nay, mảng content marketing vô cùng quen thuộc, phổ biến đối với ai làm và quan tâm đến lĩnh vực marketing. Và vị trí này là bắt buộc phải có trong cơ cấu phòng marketing.
Nhân viên Content Marketing là người đảm nhận, chịu trách nhiệm sản xuất làm sao cho nội dung, hình ảnh, video của chiến dịch, sản phẩm tại doanh nghiệp trở nên thu hút, bắt mắt, sáng tạo nhất.
Nhân viên Digital Marketing
Với thời đại sử dụng truyền thông quảng bá thương hiệu, sản phẩm thì nhân viên Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp về mảng này.
Họ giúp tối ưu hóa nội dung trang web và các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… nhằm giúp chiến lược marketing đưa ra hiệu quả nhất.
Nhân viên SEO
Là người đảm nhiệm công việc cụ thể như lên kế hoạch SEO, thực hiện, quản lý chiến lược SEO, nghiên cứu từ khóa, công cụ,…
Nhân viên SEO sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy khách hàng tiềm năng, số lượng đơn hàng mới. Hơn nữa, còn đưa ra cơ hội giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí trong thị trường.
Designer
Là người thiết kế, đảm bảo chất lượng mảng hình ảnh cho sản phẩm, thương hiệu trong marketing trước khi hoàn chỉnh tung ra thị trường.
Và đặc biệt, nhân viên designer cũng là người đưa ra được các đánh giá chính xác nhất hiệu quả về mặt hình thức của sản phẩm.
Nhân viên Designer trong phòng Marketing
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing theo từng loại công ty
Không phải một doanh nghiệp nào cũng sẽ có sơ đồ tổ chức phòng marketing giống nhau. Mỗi quy mô thì doanh nghiệp sẽ chọn ra cho mình được một cơ cấu phù hợp nhất nhằm giảm chi phí và phù hợp với chiến dịch marketing mà doanh nghiệp hướng đến.
Có 3 sơ đồ phòng marketing thường gặp sau:
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của một Agency
Agency là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ marketing, truyền thông, quảng cáo phù hợp với từng yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Và sơ đồ của một Agency gồm:
- Strategic Planning (Account Planning)
- Account Management
- Creative
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của một Agency
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing của một doanh nghiệp nhỏ (SME)
SME hay còn gọi là Small and Medium Enterprise được biết đến là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tỷ lệ cạnh tranh của các doanh nghiệp này tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp.
Sơ đồ phòng marketing tại SME bao gồm 4 bộ phận:
- Content
- Planning
- Kỹ thuật
- Booking
Cơ cấu tổ chức phòng Marketing của một doanh nghiệp Client
Client được ví như khách hàng của Agency. Doanh nghiệp Client sẽ thuê Agency thực hiện những dự án truyền thông lớn mà đội ngũ marketing của họ không thể đảm bảo được chất lượng. Lúc này, Client sẽ truyền tải cho Agency ý tưởng, mục tiêu, mong muốn trong chiến dịch truyền thông. Và sau đó giám sát, theo dõi và nhận kết quả.
Cơ cấu tổ chức phòng marketing của Client gồm:
- Brand Team
- Marketing Service
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp
Trên là tất cả những sơ đồ tổ chức phòng marketing mà Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh muốn đem đến cho bạn. Và muốn hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như biết về quản trị doanh nghiệp trong tương lai. Hãy tham gia ngay khóa học CEO quản trị 4.0 tại học viện nhé!
XEM THÊM:
- Cách xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp tại đây
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn