Là một người học về chuyên ngành kinh tế, muốn tuân thủ nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán chính xác nhất. Bạn cần nắm rõ bảng cân đối kế toán là gì? Hãy cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) tại một thời điểm. Nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để nguyên cứu, đánh giá tài chính của đơn vị.
Bảng cân đối kế toán
Mục đích lập bảng cân đối kế toán
Như khái niệm trên, ta biết được bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vì thế, còn được gọi là bảng cân đối tài sản.
Do đó, việc lập bảng với nội dung bảng cân đối kế toán chính xác nhất sẽ giúp doanh nghiệp, các đối tượng cần thông tin sẽ nắm rõ tổng quát tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tình hình sử dụng vốn, kinh phí, các mối quan hệ kinh tế và triển vọng tài chính của đơn vị.
Mục đích lập bảng cân đối kế toán
Nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán cần tuân thủ
Nhằm làm cơ sở lập bảng cân đối kế toán chính xác, dễ dàng và nhanh chóng, căn cứ vào chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và số dư cuối kỳ của tài khoản để phản ánh nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán chung:
- Số dư bên Nợ của tài khoản sẽ được ghi vào bên “Tài sản”.
- Số dư bên Có của tài khoản sẽ được ghi vào bên “Nguồn vốn”.
Tuy nhiên, muốn nội dung của bảng cân đối kế toán rõ ràng thì kế toán viên còn dựa vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp để trình bày:
Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng
Lúc này tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn dựa vào nguyên tắc:
- Với loại ngắn hạn thì tài sản và nợ phải trả được thu hồi (thanh toán) trong vòng 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo.
- Với loại dài hạn thì tài sản và nợ phải trả được thu hồi (thanh toán) trong vòng 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo.
Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng
Với chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì tài sản và nợ phải trả cũng được phân thành ngắn hạn và dài hạn:
- Tài sản và nợ phải trả mà được thu hồi (thanh toán) trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường thì gọi là ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả mà được thu hồi (thanh toán) dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường thì gọi là dài hạn.
Doanh nghiệp dựa vào chu kỳ kinh doanh để lập bảng cân đối kế toán
Tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn
Không phải chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp nào cũng dùng để phân biệt ngắn hạn với dài hạn được. Có những doanh nghiệp có tính chất hoạt động rất đặc thù, thì kế toán viên cần dựa vào tính thanh khoản giảm dần.
Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán
Sau khi tìm hiểu xong nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán. Tiếp theo, dựa vào bảng cân đối kế toán theo thông tư số 200/ 2014/ TT-BTC, kế toán viên sẽ dùng các sổ, chứng từ sau đây để lập và điền nội dung bảng cân đối kế toán:
- Sổ kế toán tổng hợp.
- Sổ kế toán, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
- Bảng cân đối kế toán năm trước.
Cơ sở lập bảng cân đối kế toán
Nội dung bảng cân đối kế toán
Trước khi đi đến nội dung bảng cân đối kế toán, thì bạn cần phải hiểu rõ về cơ sở lập bảng cân đối kế toán phía trên để tránh sai sót cũng như nhầm lẫn. Một bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn.
Tài sản
Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
Các chỉ tiêu thuộc tài sản dài hạn:
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định
- Bất động sản đầu tư
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
Nguồn vốn
Phản ánh nguồn hình thành của các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn bao gồm:
Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu nợ phải trả:
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
Các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu
- Nguồn kinh phí và quỹ khác
Nội dung bảng cân đối kế toán
Những trường hợp cần lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán
Cuối cùng, để kết thúc tìm hiểu nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán, bạn cần lưu ý một số điều sau khi lập bảng:
Sai sót về hình thức
- Đơn vị tính là đồng Việt Nam.
- Đảm bảo đầy đủ chữ ký hợp lệ theo quy định trong bảng cân đối kế toán.
- Thời điểm lập bảng thường sẽ là ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, trường hợp thuê kiểm toán viên điều chỉnh bút toán trong bảng cân đối kế toán thì thời điểm phải được tính sau ngày điều chỉnh của kiểm toán.
Sai sót về nội dung
- Các số liệu trên chỉ tiêu không chính xác, đưa nhầm lẫn, hoặc sai lệch các số liệu hoặc đưa số liệu không đúng quy định vào bảng cân đối kế toán.
- Giá trị hàng tồn kho chưa chính xác bởi phương pháp tính giá hàng tồn kho không nhất quán.
- Không trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Nếu doanh nghiệp phát sản đột ngột thì tiêu chí trên bảng cân đối kế toán sẽ sai lệch.
- Ghi sai tỷ giá ngoại tệ.
Một số lưu ý khác
- Với tài khoản phản ánh tài sản có số dư bên Nợ thì căn cứ vào số dư bên Nợ để ghi vào bảng cân đối kế toán. Còn chỉ tiêu liên quan đến tài khoản phản ánh nguồn vốn có số dư bên Có thì căn cứ vào số dư bên Có để ghi vào bảng cân đối kế toán.
- Các chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả được ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, phải trả. Thì không được phép bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có của các tài khoản đó.
- Các tài khoản âm thì được ghi âm bằng cách ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn.
Những sai sót cần lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán
Qua những thông tin chia sẻ mà Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh muốn gửi đến bạn. Mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán. Và muốn biết thêm về lĩnh vực kinh tế, quản trị doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo ngay khóa học bổ ích CEO quản trị 4.0 nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán chi tiết tại đây
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn