Không có bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ lại có thể bỏ qua bước xây dựng mục tiêu quản trị để có lộ trình và hướng phát triển rõ ràng. Bởi vậy, là người lãnh đạo của doanh nghiệp thì việc tìm hiểu các mục tiêu quản trị cần chú trọng là rất cần thiết.
Để làm được điều đó, trước hết cần tìm hiểu xem mục tiêu quản trị là gì? gồm những yếu tố nào và được triển khai như thế nào? Bài viết này của Học viện CEO sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như đưa ra 8 mục tiêu quản trị mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Trước khi xem xét việc áp dụng mục tiêu quản trị nào sẽ phù hợp cho doanh nghiệp thì chúng ta cần nắm được quản trị doanh nghiệp là gì? Khái niệm này được được đúc kết lại như sau:
Quản trị doanh nghiệp chính là quá trình để xây dựng lên sự tin cậy, minh bạch, đảm bảo lợi ích, trách nhiệm cho các bên liên quan đến một doanh nghiệp. Từ đó, góp phần lớn thúc đẩy cho việc đầu tư dài hạn cũng như sự phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh mẽ và uy tín trong doanh nghiệp.
Tất cả các hệ thống văn bản, quy chế, quy tắc, quy trình được ban hành và áp dụng công khai trong doanh nghiệp sẽ giúp quá trình điều hành đơn vị được minh bạch, rõ ràng… Từ đó, giúp doanh nghiệp sẽ có lộ trình phát triển bền vững, gặt hái nhiều thành quả.
Quản trị doanh nghiệp sẽ luôn có mục tiêu quản trị cần đơn vị phải thực thi
Mục tiêu quản trị cần là gì?
Với mong muốn hướng đến cân bằng lợi ích, trách nhiệm của các bên cùng liên quan đến một doanh nghiệp. Việc quản trị doanh nghiệp càng hiệu quả thì càng giúp doanh nghiệp điều hành, kiểm soát theo quy định đề ra.
Vì vậy, có thể hiểu mục tiêu quản trị cần cho một doanh nghiệp chính là việc điều hành, kiểm soát và cân bằng đơn vị đó trong suốt quá trình vận hành, phát triển. Nhưng để áp dụng một cách cụ thể nhất vào từng doanh nghiệp, thì cần bám sát các mục tiêu chính sau đây:
Giúp công ty phát triển dài hạn & đảm bảo lợi ích của các cổ đông
Xây dựng một doanh nghiệp tức là mong muốn doanh nghiệp đó đi được đường dài với hướng phát triển bền vững. Đó chính là trung tâm trong việc quản trị doanh nghiệp, cũng như là mục tiêu cốt lõi của chính đơn vị đó.
Vì thế, đứng trước bất kỳ quyết định nào, việc công ty có phát triển không, có khả năng đem lại lợi ích cho cổ đông không? sẽ là những yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng.
Hơn thế, lợi ích của công ty và của các cổ đông sẽ thường là lợi ích song song. Khi công ty càng phát triển, cổ đông cũng sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, vẫn có những lộ trình phải lựa chọn lợi ích chung của công ty và giảm bớt đi phần lợi ích của cổ đông. Nhưng tất cả sẽ dựa trên những đánh giá và đồng thuận của cổ đông.
Đây chính là mục tiêu mà công ty cùng ban lãnh đạo cần tìm ra sự cân bằng, để giữ vững lợi ích chung của đơn vị cũng như đem đến lợi tức cho cổ đông, có như vậy thì mới phát triển lâu dài và bền vững được.
Ban quản lý luôn hướng đến lợi ích tốt nhất cho mọi người
Một công ty phát triển đồng thời thì đời sống của nhân viên cũng cần được quan tâm và có sự đi lên theo thời gian. Những lợi ích của mọi bộ phận trong đơn vị cũng chính là một mục tiêu quản trị cần doanh nghiệp lưu tâm.
Cụ thể, ban lãnh đạo cần có những quyết định nhằm điều hành, kiểm soát việc xem xét tăng lương, thưởng định kỳ, lễ tết cho cán bộ nhân viên. Tùy vào từng vị trí công việc cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tạo dựng niềm tin cho nhân viên và giữ chân họ ở lại gắn bó, cống hiến cho công ty.
Và, để làm được điều hành, ban lãnh đạo cần cân bằng để có thể đánh giá chính xác hiệu suất công việc. Cần thưởng phạt công tâm, quan tâm kịp thời dựa trên những nguyên tắc, quy định đã đề ra.
Mục tiêu quản trị doanh nghiệp sẽ cần sự đồng lòng, tiếp sức của mọi thành viên trong công ty
Giữ được niềm tin của các nhà đầu tư, huy động vốn hiệu quả
Một công ty tạo được uy tín trên thị trường, giữ chân được khách hàng và các nhà đầu tư chính là một công ty đã áp dụng tốt mục tiêu quản trị doanh nghiệp. Mà muốn làm tốt điều đó thì doanh nghiệp phải có mục tiêu quản trị cần chú trọng. Thu hút nhà đầu tư chính là cách để công ty phát triển, khi công ty tạo dựng được niềm tin lớn thì sẽ có khả năng huy động vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Và để thuyết phục được các nhà đầu tư thông thái bỏ ra những khoản đầu tư lớn thì việc quản trị doanh nghiệp đó phải thể hiện được sự minh bạch, chuyên nghiệp và tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
Tác động tích cực đến giá cổ phiếu
Các thông số trên thị trường chứng khoán hay nói một cách dễ hiểu là giá của cổ phiếu công ty sẽ góp phần thể hiện được “sức khỏe”, tốc độ phát triển của doanh nghiệp đó. Khi công ty thực hiện việc quản trị doanh nghiệp càng hiệu quả thì sẽ càng nhận được giá trị lớn với niềm tin của thị trường, đồng thời giá cổ phiếu cũng sẽ gia tăng theo thời gian.
Kiểm soát vấn đề bảo mật và quản lý rủi ro tốt
Trong việc quản trị doanh nghiệp với mục tiêu quản trị cần đảm bảo được sự kiểm soát của đơn vị trong vấn đề bảo mật, quản lý rủi ro thật tốt. Vừa hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp, vừa kiểm soát tốt nhất những thông tin tiêu cực để có hướng giải quyết nhanh chóng.
Nhất là với những công ty có yếu tố sáng tạo, khi ra mắt sản phẩm mới sẽ cần quản lý tốt vấn đề bảo mật và quản lý những rủi ro xảy ra khi công bố sáng kiến.
Quản trị mục tiêu của doanh nghiệp là cần điều hành, kiểm soát và cân bằng mọi hoạt động của công ty
Minh bạch được kế hoạch và chiến lược của công ty
Doanh nghiệp muốn nhân viên làm việc hiệu quả thì việc thông tin một cách minh bạch các kế hoạch và chiến lược của công ty. Như vậy, mọi vị trí nhân sự trong công ty sẽ nắm đúng được định hướng của doanh nghiệp để có thể cống hiến làm việc hiệu quả.
Giảm thiểu tham nhũng, lãng phí và quản lý yếu kém
Để công ty phát triển hiệu quả thì việc tránh những lãng phí không đáng có, giảm thiểu tham nhũng và quản lý yếu kém là mục tiêu quản trị cần tất cả các doanh nghiệp chú trọng. Khi quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì tham nhũng, lãng phí, quản lý yếu kém sẽ được giảm đi rõ rệt. Và muốn làm được điều này thì doanh nghiệp sẽ cần vận hành, kiểm soát mọi hoạt động theo khuôn khổ, quy định cụ thể, rõ ràng.
Có rất nhiều tập đoàn lớn đã thành công với mô hình quản trị theo mục tiêu – OKRs
Tạo danh tiếng thương hiệu mạnh
Trên thực tế ghi nhận, một công ty có mục tiêu quản trị cho doanh nghiệp rất hiệu quả nhưng lại chưa phải là công ty thành công và có thương hiệu trên thị trường. Nhưng ngược lại, để có thể thành công và phát triển bền vững thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng cần phải có mục tiêu quản trị rõ ràng, được vận hành hiệu quả.
Không những vậy, quản trị doanh nghiệp sẽ giúp công ty tạo được dấu ấn thương hiệu thông qua từng hoạt động cụ thể, được thị trường biết đến với nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Xem thêm: Bí kíp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hiệu quả
Một số mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến
Quản trị theo mục tiêu – OKRs
OKRs là phương pháp quản trị bằng mục tiêu (Objective) và các Kết quả chính (Key Results) được Google và nhiều doanh nghiệp hàng đầu sử dụng. Nó là một công cụ đơn giản để tạo sự liên kết và tham gia của toàn bộ tổ chức xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được. Và đây thực sự là một mô hình mang đến các mục tiêu quản trị cần doanh nghiệp chú trọng.
OKRs sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp thông qua 6 lợi ích chính:
- Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ
- Tập trung vào những vấn đề thiết yếu
- Tăng tính minh bạch
- Trao quyền tới nhân viên
- Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu; Đạt kết quả vượt bậc.
Quản trị phân quyền – Holacracy
Sự khác biệt giữa quản trị phân cấp – phân quyền
Holacracy là một phương pháp quản lý và điều hành phân quyền. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là mô hình quản trị không có “manager” mà mỗi nhân viên chính là người quản lý của mình.
Hệ thống giao quyền giúp nhân viên đầu tư nhiều hơn vào sự nghiệp của họ thông qua giao tiếp cởi mở và phương thức làm việc linh hoạt. Điều này củng cố văn hóa công ty và cho phép một doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Holacracy tạo ra một lực lượng lao động có mục đích và hiểu được những gì được mong đợi từ họ. Tuy nhiên, nó sẽ không phù hợp với các tổ chức lớn với nền văn hóa lâu đời. Việc tập trung vào làm việc nhóm và các vai trò được xác định lỏng lẻo cũng có thể dẫn đến hiệu suất làm việc của nhân viên không đạt tiêu chuẩn.
Quản trị 7 nhân tố – 7S
Tom Peters và Robert Waterman là những người sáng lập mô hình quản trị 7 nhân tố khi đang làm việc tại McKinsey – một công ty tư vấn của Mỹ
Mô hình 7S đề cập đến bảy nhân tố bắt đầu bằng chữ “S” trong tiếng Anh: Strategy, Structure, Systems, Style, Staff, Skills và Shared values. Theo mô hình này, những mối quan hệ nội bộ giữa các nhân tố sẽ được tổ chức một cách bài bản và khoa học, và các nhân tố này sẽ chèo lái doanh nghiệp đi theo cùng một hướng nhất định.
Trong đó, các nhân tố “cứng” và “mềm” được kết hợp với nhau, trong đó các nhân tố cứng hướng tới các vấn đề mà một doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp. Còn các nhân tố mềm được thể hiện trong một doanh nghiệp theo một cách trừu tượng hơn và có thể được tìm thấy trong văn hóa doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về 8 mục tiêu quản trị cần chú trọng để mang lại thành công cho doanh nghiệp. Tại Học viện CEO sẽ có các khóa học CEO quản trị 4.0 để giúp các bạn định hình, xây dựng các hệ thống mục tiêu cho quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn