Để phát triển một thương hiệu vững chắc trên thị thương trường, điều quan trọng cốt lõi vẫn là sản phẩm của doanh nghiệp đó có tốt hay không? Nhìn chung nếu một công ty đã đi vào hoạt động, chắc chắn đã tồn tại ít nhiều những sản phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, trong kế hoạch sẽ thường xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới nữa. Và đó chính là lúc mà các doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch marketing cho sản phẩm này. Vậy cách thực hiện chi tiết như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Kế hoạch marketing là gì?
Kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng
Để bắt đầu cho một chiến dịch tiếp thị sản phẩm mới, việc tìm hiểu khái niệm về kế hoạch marketing cũng rất quan trọng. Đây chính là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tuy nhiên, kế hoạch marketing sẽ được phân ra thành khá nhiều nhóm khác nhau để thuận tiện trong việc quản lý và triển khai. Trong đó chúng ta thường thấy có Marketing để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hoặc cụ thể hơn là kế hoạch marketing sản phẩm của công ty.
Khi có được một kế hoạch marketing, doanh nghiệp sẽ có được một lộ trình cụ thể cho các bước tiếp theo cần phải làm gì. Từ đó phân bổ nguồn lực được chính xác hơn, mang lại một kết quả tốt nhất với chi phí đầu tư tối ưu nhất.
Tại sao cần lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới?
Vai trò của Product Marketing là sự sống của sản phẩm đó
Khi đã hiểu được bản chất cốt lõi mà marketing mang lại, các doanh nghiệp không chỉ áp dụng nó đối với thương hiệu mà còn cho các sản phẩm của công ty. Khi sản phẩm/dịch vụ của công ty được ra mắt, chắc chắn những ứng dụng của nó sẽ mang lại giá trị cho người dùng.
Tuy nhiên, để khách hàng của doanh nghiệp biết được đến sự tồn tại cũng như là lợi ích của sản phẩm đó thì marketing sẽ đóng vai trò là cầu nối này. Sau đây là một vài lý do cần phải lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới:
- Điều chỉnh nguồn lực của doanh nghiệp tập trung vào một hướng cụ thể đã được thống nhất.
- Giúp cho tất cả mọi người trong công ty thấy được mục tiêu rõ ràng mà tập thể cần phải đạt được
- Thấy rõ được quy trình triển khai, các bước thực hiện chi tiết để mang sản phẩm đến với khách hàng.
- Quản trị tài chính doanh nghiệp, chi tiêu ngân sách cho chiến dịch hợp lý
- Hạn chế được rủi ro về tài chính ở các quy trình cụ thể
- Quản trị rủi ro, đưa ra được những kịch bản để xử lý khủng hoảng
- Theo dõi và đo lường sự hiệu quả từ các các bước trong quy trình. Đồng thời thu thập dữ liệu, thông tin, phản hồi từ người dùng để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Một số vấn đề khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Chắc chắn khi thực hiện một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới, những doanh nghiệp sẽ gặp một số vấn đề. Do cơ cấu của công ty hoặc nguồn lực ở mỗi hệ thống là khác nhau nên sẽ tồn tại một số khó khăn nhất định. Sau đây là tổng hợp một số trường hợp có lẽ những công ty khi lập kế hoạch marketing sản phẩm mới sẽ gặp phải:
- Sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban quản lý, lập kế hoạch khó đi đến một quyết định thống nhất.
- Nên phân biệt được chiến thuật và chiến lược rõ ràng. Nếu chiến lược là một bản đồ tổng thể cho một kế hoạch marketing thì chiến thuật chính là cách đánh cụ thể ở một hạng mục nhất định.
- Sự thiếu hụt về tài nguyên, nguồn lực sẽ là vấn đề cần được cân nhắc cho các doanh nghiệp. Vì vậy cần phải lựa chọn các yếu tố nào ưu tiên để triển khai
- Thiếu thông tin về khách hàng, việc này khiến cho việc đưa ra các nhận định về rủi ro không được toàn diện.
- Đánh giá về mục tiêu không sát với thực tế, tạo ra kỳ vọng không đúng với thực lực.
- Việc triển khai không nhất quán, điều này sẽ khiến cho kế hoạch di chuyển một cách lệch lạc, không theo như những dự định ban đầu.
7 bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới
Định hình doanh nghiệp và lên chiến lược marketing sản phẩm phù hợp
Để xây dựng plan marketing tổng thể cho sản phẩm mới, chắc chắn trên các nền tảng tìm kiếm thông tin sẽ không ít các phương pháp. Tuy nhiên, với bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 bước vừa đầy đủ vừa chi tiết để có một lộ trình tốt nhất cho việc tiếp thị sản phẩm.
Bước 1: Bức tranh toàn cảnh và sản phẩm được triển khai
Để thấy được điều này có lẽ mô hình SWOT sẽ là một công cụ tốt để các doanh nghiệp định hình được sức mạnh của doanh nghiệp trong thị trường như thế nào. Từ đó lấy sản phẩm mà công ty đang triển khai để đặt vào một cơ hội phát triển có phù hợp hay không.
Bước 2: Đối tượng mục tiêu
Để xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thì không thể thiếu phần này. Đối tượng mục tiêu được hiểu là chân dung khách hàng mà sản phẩm của doanh nghiệp đang muốn hướng tới. Đó chính là những người đang có nhu cầu cần giải quyết và chính sản phẩm của công ty được tạo ra và cung cấp cho thị trường giải pháp về vấn đề.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, đối tượng mục tiêu cần phải được phác họa chi tiết hơn bằng những câu hỏi khác ngoài nhu cầu của họ là gì?
Trong đó các doanh nghiệp cần phải nhắm đến nơi mà mình sẽ triển khai các chiến dịch marketing. Liệu khách hàng mà mình hướng đến sẽ ở đâu, trên tạp chí, báo điện tử, kênh social, email hay SMS? Có thể tùy vào nguồn lực của doanh nghiệp mà kế hoạch có thể lựa chọn một hoặc nhiều nơi kể trên để tiếp cận khách hàng.
Bước 3: Đối thủ cạnh tranh
Sau khi tìm ra được chân dung khách hàng mục tiêu, ở đó chắc chắn sẽ tồn tại những sản phẩm của các thương hiệu khác. Việc này là rất bình thường trong thương trường, việc cần làm cho kế hoạch này là hãy phân tích cụ thể “họ là ai?”. Đối thủ cạnh tranh hiện đang làm gì, có những ưu điểm nào, những điểm hạn chế nào?
Từ đó những kế hoạch khi tham gia thị trường này sẽ được triển khai cụ thể hơn để làm tốt những điều cơ bản, làm tốt hơn đối thủ những điều họ chưa làm tốt, hay thậm chí là không nên cạnh tranh ở những mặt nào?
Bước 4: Thiết lập các mục tiêu
Từ 3 bước trên, việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm sẽ có được các mục tiêu rõ ràng hơn. Với bức tranh này doanh nghiệp sẽ thấy mình cần phải làm gì để hướng tới mục tiêu đề ra. Đồng thời đặt ra các mục tiêu cũng bám sát với tình hình thực tế hơn.
Các chỉ tiêu sẽ được lên kế hoạch và đạt được ở thời gian nào, con số cụ thể là bao nhiêu? Từ đó sẽ đánh giá được tiềm năng phát triển của sản phẩm. Những đích đến mà kế hoạch này sẽ đạt được là các tiêu chí nào: Số lượng người truy cập website, fanpage, số lượng người mua hàng, đăng ký dịch vụ, thời gian giữ chân người dùng,…?
Bước 5: Thiết lập chiến lược cụ thể
Đây chính là phần mà chúng ta có thể phân biệt được trong các trong việc lên kế hoạch marketing cho sản phẩm sẽ có những chiến lược, chiến thuật triển khai cụ thể như thế nào. Dựa vào những bước trên, các chiến lược sẽ được đề ra bởi đội ngũ marketer. Tính khả thi và lên những kịch bản tốt nhất cho cách triển khai như thế nào. Đồng thời theo dõi sát các chỉ số và phản ứng của thị trường để điều chỉnh sớm nhất có thể.
Bước 6: Xây dựng ngân sách chiến dịch
Ngân sách sẽ là huyết mạch giúp duy trì sự sống cho kế hoạch marketing. Đối với tiếp thị, rất khó để có một con số cụ thể nào cho công thức “bao nhiêu tiền = bao nhiêu kết quả?”
Vì vậy, hai chữ “tối ưu” sẽ là phương châm tốt nhất cho người làm marketing. Điều này cần phải được thực hiện và theo dõi chặt chẽ với bước 5. Tương ứng với mỗi giai đoạn và chiến lược cụ thể, ngân sách của marketing sẽ phải chi là bao nhiêu?
Trong đó bao gồm cả hạn mức tối thiểu và tối đa, kèm theo đó là các chỉ số kết quả thu về được trong quá trình này nằm trong kỳ vọng hay không? Người làm marketing cần phải lên kế hoạch dự trù cho ngân sách ở những thời điểm, phương thức, rủi ro,…như thế nào?
Bước 7: Triển khai
Đến đây, chúng ta sẽ có được một mẫu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm khá hoàn chỉnh. Sau đó phần triển khai sẽ được bắt đầu sau khi phân công các nhiệm vụ cho những người có chuyên môn ở từng công việc. Hãy đảm bảo chắc chắn là việc phân công nhân sự được tối ưu nhất.
Như vậy thì kế hoạch mới có thể bám sát được mục tiêu đề ra, trong quá trình triển khai người quản lý cũng phải theo dõi những chỉ số về đo lượng để đánh giá sớm nhất tình hình của dự án.
Kết luận
Với những chia sẻ về cách lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới dành cho doanh nghiệp trong bài viết này, một bản đồ tổng quan nhất sẽ được hình thành. Tuy nhiên, như đã nói mỗi công ty sẽ có nguồn lực và cơ cấu khác nhau, nên để có được một bản kế hoạch chi tiết hơn cần phải bắt tay vào nghiên cứu kỹ lưỡng.
Nếu anh chị đang cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua 08.4242.4466 để tham gia chương trình về khóa học CEO quản trị 4.0 phù hợp nhất.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn