Tổng hợp các công thức kế toán quản trị 1 hay dùng nhất hiện nay để phục vụ cho việc học, việc làm sẽ được bật mí đầy đủ, chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng hợp các công thức kế toán quản trị 1
Công thức kế toán quản trị phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Đối với kế toán quản trị, chi phí – khối lượng – lợi nhuận là mối quan hệ luôn đi cùng và gắn chặt với nhau. Chính vì vậy, công thức phân tích về kế toán quản trị 1 các mối quan hệ này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Số dư đảm phí
Công thức:
- Số dư đảm phí 1 sản phẩm = Giá bán 1 sản phẩm – Biến phí 1 sản phẩm.
- Số dư đảm phí toàn bộ sản phẩm = Doanh thu – Biến phí toàn bộ sản phẩm.
Tỷ lệ số dư đảm phí
Công thức:
- Tỷ lệ số dư đảm phí=(Tổng số dư đảm phí/Tổng doanh thu)*100%
- Ngoài ra, nếu tính riêng cho từng loại sản phẩm: Tỷ lệ số dư đảm phí = (Giá bán – Biến phí) / Giá bán * 100%
Đòn bẩy kinh doanh
Công thức:
- Đòn bẩy kinh doanh = (Tốc độ tăng lợi nhuận / Tốc độ tăng doanh thu) > 1
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí / Lợi nhuận trước thuế
Đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp
Điểm hòa vốn
Công thức:
- Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
- Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí
Sản lượng cần bán, doanh thu cần bán
Công thức:
- Sản lượng cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Số dư đảm phí 1 sản phẩm
- Doanh thu cần bán = (Định phí + Lợi nhuận mong muốn) / Tỷ lệ số dư đảm phí
Số dư an toàn
Công thức:
- Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện (doanh thu dự kiến) – Doanh thu hòa vốn
- Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn / Doanh thu thực hiện) * 100%
Sản lượng tiêu thụ
Công thức:
- Sản lượng tiêu thụ = (Tổng số dư đảm phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm) * 100%
Công thức mối quan hệ về chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Công thức kế toán quản trị phân tích biến động chi phí sản xuất
Tiếp theo, công thức cũng hay gặp và thường dùng trong kế toán quản trị 1 là công thức về phân tích biến động chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
Có 3 yếu tố quan trọng cần phân tích trong biến động chi phí sản xuất:
Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xác định chỉ tiêu phân tích:
C0 = Q1*m0*G0
C1 = Q1*m1*G1
Trong đó:
- C0: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức
- C1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế
- Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
- m0: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp định mức sản xuất 1 sản phẩm
- m1: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sản xuất 1 sản phẩm
- G0: Giá mua định mức 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp
- G1: Giá mua thực tế 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp
Xác định đối tượng phân tích – Biến động chi phí (∆C):
∆C = C1 – C0
- Với : ∆C > 0: bất lợi; ∆C <= 0: thuận lợi
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Cm): Cố định nhân tố giá mua nguyên vật liệu trực tiếp theo trị số định mức:
∆Cm = Q1*m1*G0 – Q1*m0*G0
∆Cm > 0: bất lợi
∆Cm <= 0: thuận lợi
- Giá mua nguyên vật liệu trực tiếp – biến động giá (∆CG): Cố định nhân tố lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế:
∆CG = Q1*m1*G1 – Q1*m1*G0
∆CG > 0: bất lợi
∆CG <= 0: thuận lợi
Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Xác định chỉ tiêu phân tích:
C0 = Q1*t0*G0
C1 = Q1*t1*G1
Trong đó:
- C0 : chi phí nhân công trực tiếp định mức
- C1: chi phí nhân công trực tiếp thực tế
- Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
- t0: Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức sản xuất 1 sản phẩm
- t1: Lượng thời gian lao động trực tiếp thực tế sản xuất 1 sản phẩm
- G0: Giá định mức 1 giờ lao động trực tiếp
- G1: Giá thực tế 1 giờ lao động trực tiếp (công thức kế toán quản trị)
Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C)
∆C = C1 – C0
- Với: ∆C ≤ 0: thuận lợi; ∆C > 0: bất lợi
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
- Lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao – biến động lượng (∆Ct): Cố định nhân tố đơn giá lao động trực tiếp theo trị số định mức:
∆Ct = Q1*t1*G0 – Q1*t0*G0
∆Ct <= 0: thuận lợi
∆Ct > 0: bất lợi
- Giá thời gian lao động trực tiếp – biến động giá (∆CG): Cố định nhân tố lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế:
∆CG = Q1*t1*G1 – Q1*t1*G0
∆CG ≤ 0: thuận lợi
∆CG > 0: bất lợi
Phân tích biến động về chi phí nhân công trực tiếp
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
Với biến động chi phí sản xuất chung trong kế toán tài chính 1 thì sẽ có: biến phí và định phí.
- Đối với biến động biến phí sản xuất chung
Xác định chỉ tiêu phân tích:
C0 = Q1*t0*b0
C1 = Q1*t1*b1
Trong đó:
- C0: Biến phí sản xuất chung định mức
- C1: Biến phí sản xuất chung thực tế
- Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
- t0: Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
- t1: Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
- b0: Biến phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
- b1: Biến phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất
Xác định đối tượng phân tích – biến động chi phí (∆C):
∆C = C1 – C0
- Với : ∆C ≤ 0: thuận lợi; ∆C > 0: bất lợi
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Lượng thời gian máy sản xuất tiêu hao – biến động năng suất (∆Ct): Cố định nhân tố chi phí sản xuất chung đơn vị theo trị số định mức:
∆Ct = Q1*t1*b0 – Q1*t0*b0
∆Ct <=0: thuận lợi
∆Ct > 0: bất lợi
- Giá mua và lượng vật dụng, dịch vụ – biến động chi phí (∆Cb): Cố định nhân tố lượng thời gian chạy máy sản xuất theo trị số thực tế
∆Cb = Q1*t1*b1 – Q1*t1*b0
∆Cb ≤ 0: thuận lợi
∆Cb > 0: bất lợi
- Phân tích biến động định phí sản xuất chung
Xác định chỉ tiêu phân tích
C0 = Q1*t0*đ0
C1 = Q1*t1*đ1
Trong đó:
- C0: Định phí sản xuất chung định mức
- C1: Định phí sản xuất chung thực tế
- Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế
- t0: Lượng thời gian chạy máy định mức sản xuất một sản phẩm
- t1: Lượng thời gian chạy máy thực tế sản xuất một sản phẩm
- đ0: Định phí sản xuất chung định mức một giờ máy sản xuất
- đ1: Định phí sản xuất chung thực tế một giờ máy sản xuất
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
- Lượng sản phẩm sản xuất – biến động lượng (∆Cq):
∆Cq = – (Q1*t0*đ0 – Q0*t0*đ0)
∆Cq ≤ 0: thuận lợi
∆Cq > 0: bất lợi
- Giá mua vật dụng, dịch vụ – biến động dự toán (∆Cd):
∆Cd = Q1*t1*đ1 – Q0*t0*đ0
∆Cd ≤ 0: thuận lợi
∆Cd > 0: bất lợi
Xác định tổng biến động
∆C = ∆Cq + ∆Cd
- Với: ∆C ≤ 0: thuận lợi ; ∆C > 0: bất lợi
Công thức kế toán quản trị quyết định giá bán sản phẩm
Cuối cùng, công thức không thể bỏ qua khi nhắc đến kế toán tài chính 1. Đó là công thức giá bán sản phẩm.
Giá bán sản phẩm là tất cả các chi phí phát sinh mà công ty phải chi trả để tạo ra sản phẩm. Vậy có 2 cách xác định giá bán như sau: xác định giá bán hàng loạt và xác định giá bán dịch vụ.
Xác định giá bán hàng loạt
Trong việc định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt, cần nhận thức là giá bán phải:
- Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lý.
- Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn hợp lý nhất cho phần vốn của các cổ đông.
Công thức trong phương pháp toàn bộ
- Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm
- Chi phí nền = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung
- Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền
- Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp + Mức hoàn vốn mong muốn / Tổng chi phí nền ) * 100%
- Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) * Tài sản hoạt động bình quân
Công thức phương pháp trực tiếp
- Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm
- Chi phí nền = Biến phí sản xuất + Biến phí bán hàng + Biến phí quản lý doanh nghiệp
- Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm * Chi phí nền (công thức kế toán quản trị)
- Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (Định phí sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp + Mức hoàn vốn mong muốn) / Tổng chi phí nền * 100%
- Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) * Tài sản hoạt động bình quân
Giá bán sản phẩm hàng loạt
Xác định giá bán dịch vụ
- Giá bán = Giá thời gian lao động trực tiếp thực hiện + Giá bán hàng hóa.
- Giá thời gian lao động trực tiếp = Giá một giờ lao động trực tiếp + Số giờ lao động trực tiếp.
- Giá một giờ lao động trực tiếp = Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp + chi phí quản lý, phục vụ của 1 giờ lao động trực tiếp + Lợi nhuận của 1 giờ lao động trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí nhân công trực tiếp / Tổng số giờ lao động trực tiếp.
- Chi phí quản lý phục vụ của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí quản lý phục vụ / Tổng số giờ lao động trực tiếp
Trên là tất cả những công thức kế toán quản trị 1 hay dùng nhất hiện nay do Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp ích trong học tập, công việc của bạn. Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về quản trị doanh nghiệp, đăng ký ngay khóa học CEO quản trị 4.0 tại học viện nhé!
Xem thêm:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn