Trong những tình thế bắt buộc, các chủ công ty cần phải thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh, trong đó việc tái cấu trúc thường là giải pháp được nhiều người nghĩ đến nhất. Bài viết sau, Học viện CEO Việt Nam sẽ đưa ra vài góc nhìn về đề án tài cấu trục doanh nghiệp ở một số trường hợp cụ thể.
Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước
Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc tái cấu trúc được xem như là một trong những giải pháp tổng thể nhất. Từ đó, người làm chủ doanh nghiệp có thể khắc phục được một số vấn đề hạn chế trong hệ thống.
Ngoài ra, có thể triển khai được các kế hoạch đổi mới để phát triển công ty, cũng như chiến thuật cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, có thể hướng tới các mục tiêu như: cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp, sáp nhập, liên doanh, thoái vốn,…Những hoạt động này có thể định giá lại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khác nhìn nhận được sự quan trọng của phần vốn Nhà nước trong công ty trước khi rót tiền.
Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, đặc biệt là trong thời gian gần đây nền kinh tế sau Covid đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp. Việc này cũng khiến cho các doanh nghiệp bộc lộ ra những yếu kém trong hệ thống.
Khi thực hiện tái cấu trúc, các tổng công ty Nhà nước sẽ phải sắp xếp lại, chủ yếu là đẩy mạnh vào các ngành kinh doanh chính. Đồng thời, cũng phải tuân thủ kỷ luật thị trường, kỷ cương Nhà nước và trường hợp xảy ra cạnh tranh cũng phải đảm bảo sự công bằng.
Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước được xem là chủ Trương của Chính phủ trong thời kỳ hội nhập. Và, khi thực hiện điều này cần phải có quy trình và kế hoạch cụ thể để phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và thị trường.
Xem Thêm: 4 loại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Đề án tái cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp CNTT phục vụ Chính phủ điện tử
Tái cấu trúc doanh nghiệp Công nghệ thông tin
Mục tiêu
Ban lãnh đạo ra đề án để Bộ Thông tin và Truyền thông xác định các mục tiêu tại Đề án tái cấu trúc hạ tầng CNTT. Qua đó, xây dựng một số nền tảng trong tổ chức để phục vụ cho các nhiệm vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu, phối hợp với các ban ngành Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Tổ chức thực hiện
Thông qua đề án lần này, Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức khảo sát và đánh giá các hoạt động về tình hình hiện trạng, sự tác động và lợi ích từ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng. Từ đó, triển khai và thực hiện các quy chế về những hình thức giám sát, thanh tra chấp hành pháp luật. Thực hiện đúng, đủ các mục tiêu, chiến lược được đề ra theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả của đề án theo từng giai đoạn và nhiệm vụ được giao theo quy định của các đơn vị tham gia. Trong đó, gồm có cả hạ tầng về cơ sử dữ liệu và ứng dụng tại các ban ngành, bộ, địa phương, hướng dẫn cụ thể các phương thức triển khai trong đề án tái cấu trúc doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Tổng công ty Sông Đà
Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp Sông Đà
Mục tiêu
Đề án được đưa ra nhằm mục tiêu đáp ứng các tiêu chí về cơ cấu hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, những công trình quan trọng. Phát triển mạnh hơn vào các công trình phức tạp, đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng được triển khai với hiệu quả cao hơn. Từ đó, đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản trị doanh nghiệp theo xu hướng hiện đại hóa.
Tổ chức thực hiện
- Triển khai các hình thức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực thi đề án.
- Báo cáo với Bộ trưởng và các Cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ được quy định. Cùng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đề xuất xử lý cho những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Lập phương án và lộ trình thoái vốn đối với các khoản đầu tư trong đề án tái cấu trúc doanh nghiệp lần này.
- Xây dựng quy chế về các hoạt động của người đại diện doanh nghiệp đối với các phần vốn được đầu tư thực hiện đề án.
- Hoàn thiện các phương án tổ chức sản xuất, những giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyên môn hóa, các hoạt động hợp tác và phân công lao động.
- Không dàn trải, lạm dụng nguồn lực, tránh tối đa các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài doanh nghiệp.
- Tăng cường trách nhiệm đối với người đại diện của công ty theo đề án tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong đó gồm các hoạt động đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, chiến lược, năng suất lao động, đánh giá KPIs,…
Kết luận
Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ là một chủ đề khá rộng mà mỗi hệ thống, tổ chức có cách thức thực hiện khác nhau. Do đó, để giúp cho mọi người có được thêm nhiều góc nhìn đa điều, Học viện CEO Việt Nam vừa đưa ra 3 đề án tái cấu trucs cho bạn tham khảo.
Ngoài ra nếu bạn đang muốn bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến quản lý doanh nghiệp, có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 để có thể gia tăng hiệu suất vận hành hệ thống của mình.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn