Trang chủ Tin tức Những điều cần biết khi sử dụng Dashboard KPIS vào doanh nghiệp

Những điều cần biết khi sử dụng Dashboard KPIS vào doanh nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Một, 2023 64 lượt xem

Việc triển khai một dự án sẽ kéo dài theo một thời gian và giai đoạn nhất định. Vì vậy là một người quản lý, để bám sát được mục tiêu chung của doanh nghiệp cần phải dõi theo các hoạt động đang diễn ra với hiệu suất như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về dashboard kpis, những thông tin mà bạn đọc đang muốn tìm hiểu sẽ có trong bài viết này.

KPIS dashboard là gì?

Dashboard kpis chính là công cụ có thể giúp cho người quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp nhìn thấy được sự tổng quan nhất về các kết quả đang thực hiện trong một dự án hoặc kế hoạch của công ty.

Đây đều là những trọng số quan trọng, vì thế nó sẽ phản ánh được đúng các kết quả và tình hình của công việc đang diễn ra như thế nào.

Dựa vào các kết quả được hiển thị trên dashboard kpis, người điều hành có thể đưa ra được nhận định đúng với thực tế nhất. Từ đó, các định hướng và quyết định sẽ được điều chỉnh phù hợp để mang đến kết quả tốt nhất.

Dashboard kpis

Khái niệm Dashboard KPIS là gì?

KPI dashboard lấy dữ liệu từ đâu và cần đáp ứng yêu cầu gì?

KPIS dashboard lấy dữ liệu từ đâu?

Với tầm quan trọng của dashboard kpis, chắc chắn ai cũng muốn có được sự phục vụ của công cụ này. Tuy nhiên, để có được nó thì chúng ta phải biết được những dữ liệu được trích xuất từ những cơ sở nào?

Dashboard kpis

Cách thu thập dữ liệu của Dashboard KPI

Thông thường chúng ta thấy dashboard kpis hiển thị với những kết quả theo nhiều hình dạng sơ đồ khác nhau. Đó chỉ là giao diện sau khi thu thập được thông tin. Về bản chất, những dữ liệu sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo cơ sở và điều kiện của doanh nghiệp.

Có thể từ đội ngũ analytics, các phần mềm quản lý như CRM, ERP hoặc DMS. Với sự hỗ trợ của công nghệ việc thu thập dữ liệu về phần mềm quản lý sau đó được hiển thị như một đồ thị sẽ giúp cho việc đánh giá KPIs trở nên đơn giản hơn.

Tuy nhiên, nếu công cụ thô sơ thì mọi bước đều phải được thực hiện thủ công và khá mất thời gian.

Dashboard cần đáp ứng yêu cầu gì?

Dù cách thức thu thập thông tin hay cách thể hiện của dashboard kpis là gì, chắc chắn điều cần đảm bảo để một bảng dashboard kpi có ý nghĩa cần phải đạt các yêu cầu sau:

  • Làm nổi bật được các kết quả từ những trọng số cần quan tâm nhất
  • Dashboard kpis cần phải được thiết kế một cách trực quan sinh động, lựa chọn các hình thức thể hiện thông qua đồ thị để dễ thấy được sự tương quan của các giá trị.
  • Bảng báo cáo có thể liên kết với những dữ liệu khác chi tiết hơn, có thể là những chỉ số tài chính, hiệu quả kinh doanh, sản xuất, người dùng,…tùy thuộc vào loại dashboard kpis và mong muốn của người sử dụng.

Các ví dụ về KPI Dashboard

dashboard kpis

Ví dụ về mẫu Dashboard KPI

Hiệu quả tiếp thị

Hiệu quả tiếp thị là loại dashboard kpis sử dụng để đánh giá được chất lượng sau trong quá trình hoặc sau khi triển khai chiến dịch marketing. Trong đó các trọng số được ưu tiên lựa chọn thông thường sẽ là:

  • Hiệu suất từ khóa, số lượng truy cập từ khách hàng thông qua từ khóa đang triển khai là bao nhiêu.
  • Thời gian trung bình trên trang, thể hiện sự quan tâm và thu hút của nội dung đối với nhu cầu truy vấn thông tin của khách hàng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi, thể hiện được sự thuyết phục của sản phẩm đối với nhu cầu của người dùng.
  • Điểm trung bình về khách hàng tiềm năng, đánh giá được hiệu suất chi phí phải trả cho marketing để mang về khách hàng.
  • Tỷ lệ dẫn đầu về lưu lượng truy cập website, tức là đánh giá về traffic của trang web thu hút người dùng như thế nào.

Dịch vụ khách hàng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động thương mại, chắc chắn những dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ là cơ sở hàng đầu để tối ưu quy trình phục vụ và sản phẩm của mình. Vì vậy những trọng số chủ yếu được quan tâm đưa vào dashboard kpis gồm có:

  • Điểm hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ
  • Chi phí cho mỗi cuộc tư vấn khách hàng
  • Thời gian phản hồi của nhân viên tư vấn
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng ở mỗi nền tảng
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Sức khỏe tài chính

Sức khỏe tài chính thể hiện được tình trạng của doanh nghiệp rõ ràng nhất mà người điều hành cần cập nhật với chu kỳ càng sớm càng tốt.

  • Bảng cân đối kế toán, trong đó có chỉ số về thu chi như thế nào
  • Dòng tiền hiện nay đang hoạt động ra sao
  • Tỉ lệ sinh lời hiện tại
  • Chi phí cho sản xuất
  • Chi phí cho nhân sự
  • Chi phí cho việc vận hành, cung ứng

Hiệu suất IT

Đây là những tiêu chí cơ bản về các lĩnh vực công nghệ thông tin:

  • Thời gian trung bình cho các cuộc sửa chữa
  • Các máy chủ ngừng hoạt động
  • IT ROI
  • Những phiếu chưa giải quyết cho các cấp nhân sự
  • Những dự án được được phân phối hoạt động trong phạm vi ngân sách của doanh nghiệp

Kết luận

Dựa vào những thông tin trong bài viết này, chúng ta có thể hiểu được sự quan trọng của dashboard kpis như thế nào đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, việc lựa chọn các trọng số nào trong bảng dashboard kpis sẽ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được những vấn đề chủ chốt của hệ thống.

Vì vậy, bạn có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 để gia tăng thêm kiến thức về kỹ năng điều hành doanh nghiệp của mình trong thời đại công nghệ số hiện nay như thế nào.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích