Các bản thảo chiến lược, kế hoạch cho một dự án sẽ mô tả những thứ cần phải làm của những đội ngũ tham gia. Tuy nhiên, để có kế hoạch đó được đi đúng theo mong đợi chắc chắn cần phải có sự chi tiết hơn về các mục tiêu ngắn hạn. Những gì mà dashboard kpi có thể làm được đó là đảm bảo cho các hoạt động đang được diễn ra có bám sát với mong đợi hay không, cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết này.
KPI dashboard là gì?
Dashboard kpi giúp đánh giá tổng quan tình hình
KPI là những chỉ số giúp cho một bảng kế hoạch của doanh nghiệp có thể theo dõi sát sao tình hình của một dự án, thông số nào đó. Trong đó chủ yếu sẽ là các mục tiêu được đề ra từ trước và giúp đo lường những gì hoạt động đã đem lại.
Như vậy dashboard kpi chính là một bảng thống kê các chỉ số KPI lại với nhau nhằm mục đích so sánh những giá trị tương đồng trên cùng một nơi. Việc này sẽ giúp cho người đánh giá nhìn nhận được sự tương quan của các giá trị. Hiện nay các doanh nghiệp cũng lựa chọn việc lưu trữ những dữ liệu của dashboard kpi trên warehouse hoặc data lake.
Tại sao bạn lại cần KPI dashboard?
Những chỉ số được trình bày trong dashboard kpi sẽ là những giá trị có mối liên hệ với nhau. Chính vì vậy khi được hiển thị cạnh nhau, điều đó sẽ cho thấy được các con số đang muốn nói gì về dự án đang triển khai.
Đồng thời những mảng nào trong dự án đang đi đúng kế hoạch, mảng nào chưa hoàn thiện, mảng nào đang có tiến triển tốt. Với mỗi KPI đã được phân công rõ ràng từ bảng kế hoạch, mỗi bộ phận cũng chịu trách nhiệm cho một thông số KPI nhất định.
Như vậy dựa vào bảng dashboard kpi, nhà quản lý cũng có thể biết được nơi nào cần phải điều chỉnh lại để đạt hiệu suất KPI như mong đợi.
Tính năng và lợi ích của KPI dashboard
Để có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của dashboard kpi, chúng ta có thể hình dung nếu như một mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn là lợi nhuận tăng lên 10% hàng năm thì mỗi tháng đội bán hàng phải có được tối thiểu 50 đơn hàng. Như vậy người quản lý có thể thấy được trong quý vừa qua đội bán hàng nào đạt chỉ tiêu, từ đó có sự thẩm định về những tháng sau đó, cuối năm có đạt được kỳ vọng hay không.
Tất nhiên, ở mỗi phòng ban sẽ có những tiêu chí khác nhau. Không chỉ là bộ phận kinh doanh mà với CEO, Project Manager, Marketing,…cũng sẽ được thiết lập những thông số, giá trị cần theo dõi khác nhau.
Các loại KPI trong các loại Dashboard
Dashboard quản lý marketing và sales
KPI cho hiệu suất website Thương mại điện tử
Giả sử trong một kế hoạch mà người quản lý không biết phải dựa vào những yếu tố nào để đánh giá sự hiệu quả. Như vậy, với những gì đã diễn ra khó có thể bám sát tình hình thực tế. Dashboard kpi sẽ là nơi mà người quản lý có thể đánh giá KIPs và tìm thấy những câu trả lời thông qua các giá trị như:
- Hiệu suất truy cập từ keyword
- Times on site trên website
- Tỷ lệ click vào trang, lượt xem mới
- Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
- Tỷ lệ lead trên tổng số lượt truy cập
- Chi phí cho quảng cáo
- …
KPI cho các Dashboard tài chính
Đối với khía cạnh tài chính, dòng tiền sẽ là mạch máu chính của doanh nghiệp. Vì vậy bản thu chi sẽ được mô tả chi tiết đến từng giá trị nhỏ nhất để có thể thấy được tình hình và diễn biến như thế nào. Trong đó, chúng ta có thể quan tâm đến các thông số như:
- Tỷ lệ lợi nhuận, thua lỗ,…
- Tỷ lệ Opex đến sales
- Thu nhập và lợi nhuận biên
- Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
- Các khoản phải thu
- Các khoản phải trả
KPI Sales
Đối với phòng kinh doanh, những thông số sẽ cần phải được thể hiện rõ để người đứng đầu điều hành bộ phận và những nhân viên có thể theo dõi tình hình thực tế. Hiệu suất hoạt động bán hàng đang diễn ra như thế nào, phụ thuộc vào các chỉ số như:
- Tỉ lệ tăng trưởng bán hàng ở thời điểm hiện tại so với cùng kỳ trước đó.
- Chi phí trên mỗi lượt data khách hàng
- Chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi thành công
- Thời gian vòng đời sản phẩm hoàn thành
- Tỷ lệ chuyển đổi từ Marketing đến sales
Mẫu Data Dashboard và các Metrics cho marketing và Sale
Marketing Dashboards
Đa số, các hoạt động marketing được triển khai nhiều kênh. Vì vậy ở mỗi nơi mà chúng được diễn ra cần có các thông số liệt kê trên bảng dashboard kpi. Không chỉ vậy, để chi tiết hơn cần có các chỉ số để đánh giá sự hiệu quả nhằm bám sát theo bảng kế hoạch marketing như:
- Lưu lượng truy cập trên social
- Lưu lượng truy cập trên website
- Số lượng người tiếp cận được
- Thời gian giữ chân khách hàng trên hệ thống của doanh nghiệp
- …
Tuy nhiên cần phải phân định rõ bảng Marketing Dashboards này sẽ thực hiện dành cho ai? Ví dụ CMO sẽ có những thông số khác với trưởng phòng. Trong khi CMO muốn xem sự tổng quan thì trưởng phòng hoặc leader cần xem những chỉ số cụ thể hơn.
Sales Dashboards
Dashboard kpi dùng trong nhiều khía cạnh quản lý
Đội hoạt động bán hàng sẽ là nhân tố chính giúp duy trì nguồn sống cho một doanh nghiệp. Bảng việc đưa ra được những chỉ số cụ thể nhất như doanh số bán hàng, tổng số đơn hàng, số lượng đơn hủy, đơn hoàn, tỷ lệ chốt đơn,…để đánh giá được sự hiệu quả.
Dashboard điều hành
Đây sẽ là một bảng dashboard kpi tổng quan nhất dành cho các cấp điều hành trong doanh nghiệp. Việc có được một bảng theo dõi về tất cả những hạng mục mà người quản lý đang chịu trách nhiệm sẽ giúp đưa ra được những nhận định đúng với thực tế, điều chỉnh kịp thời hoặc thúc đẩy hiệu suất làm việc của các phòng ban.
Kết luận
Với những gì được trình bày trong bài viết này về dashboard kpi, có thể mọi người cũng đã hiểu được tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp như thế nào. Nếu anh chị nào còn đang băn khoăn về cách đánh giá hay bất cứ điều gì về quản lý có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 để được tích lũy thêm nhiều kiến thức.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn