Trang chủ Tin tức Những Điều Cần Biết Về Công ty Áp dụng MBO – Quản Trị Theo Mục Tiêu

Những Điều Cần Biết Về Công ty Áp dụng MBO – Quản Trị Theo Mục Tiêu

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 79 lượt xem

Phương pháp quản trị theo mục tiêu sẽ hỗ trợ công ty áp dụng MBO xây dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Qua đó, cách công ty quản lý nhân sự sẽ khoa học hơn và hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện. Vậy, Management By Objectives là hình thức quản trị như thế nào? Hãy cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Vai trò của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

công ty áp dụng MBO

Phương pháp quản trị MBO đóng góp nhiều vai trò trong cách quản lý công ty

Trong tựa sách “MBO – Công cụ quản lý công việc theo mục tiêu” có đề cập đến vai trò của phương pháp quản trị MBO. Và có nhiều điểm tương đồng của tựa sách đầu tiên về MBO “Thực hành quản trị – Peter Drucker, 1954”. Cụ thể, vai trò phương pháp quản trị mục tiêu gồm có:

  • Xây dựng một môi trường làm việc có tính cạnh tranh lành mạnh. Tại đây, mỗi nhân viên và các cấp quản lý đều phát huy đúng sở trường lẫn năng lực. Tiềm năng mỗi người được khai thác triệt để. Do đó, họ đều có “sân chơi” để theo đuổi mục tiêu phát triển cá nhân. Nhưng mọi mục tiêu cá nhân đều không tách rời định hướng mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Quản lý một cách thông minh và hiện đại, theo kịp xu hướng thay đổi của nền kinh tế. Trong đó, các cấp nhân viên đều chủ động sáng tạo, đề xuất giải pháp khả thi mang tính đột phá cao. Giúp doanh nghiệp từng bước khắc phục yếu điểm và cải thiện năng lực qua những lợi thế cạnh tranh.

Cho nên, các công ty áp dụng MBO luôn biết cách xây dựng cơ sở nền tảng quản trị doanh nghiệp “mạnh” về: Văn hóa doanh nghiệp; Chiến lược kinh doanh. Đồng thời, MBO còn hỗ trợ hệ thống đánh giá hiệu quả công việc dựa trên hiệu suất – Seika-Shugi, đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Những đặc điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

công ty áp dụng MBO

MBO giúp công ty xây dựng hệ thống đánh giá rõ ràng

Các công ty áp dụng MBO thường có những đặc điểm cơ bản sau trong cách quản lý vận hành doanh nghiệp:

  • Có hệ thống đo lường cụ thể về việc đánh giá, khen thưởng cho các cấp quản lý và nhân viên. Mức độ hoàn thành càng cao, mức khen thưởng càng hấp dẫn.
  • Các mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp đều được lưu hành nội bộ. Bất kỳ ai trong công ty cũng nằm lòng mục tiêu này (mọi cấp bậc quản lý và nhân viên). Điểm khác biệt duy nhất là tại mỗi phòng ban, mục tiêu phấn đấu riêng sẽ không giống nhau nhưng không nằm ngoài mục tiêu chung.
  • Tính cạnh tranh trong doanh nghiệp được duy trì ở mức cao. Điều này vừa thúc đẩy mỗi nhân viên nỗ lực phát triển và vừa không làm mất đi tính đoàn kết nội bộ. Do vậy, mục tiêu đảm bảo đạt đúng kỳ hạn và hiệu quả công việc được nâng cao rõ rệt.

Từ những đặc điểm trên, công ty áp dụng quản trị theo mục tiêu MBO sẽ phát hiện kịp thời những “lỗ hổng”. Có thể là cấp quản lý hay các cá nhân cụ thể. Qua đó từng bước khắc phục và giúp doanh nghiệp: Cải thiện cơ cấu tổ chức; Giành quyền kiểm soát tổ chức; Giúp nhân viên phát triển đúng với tiềm năng.

Xem thêm: Tìm hiểu tường tận về chứng chỉ quản trị doanh nghiệp

Quy trình triển khai phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO trong doanh nghiệp

Trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các công ty áp dụng MBO thành công thường trải qua quy trình 05 bước như sau.

công ty áp dụng MBO

Quy trình 05 bước triển khai áp dụng quản trị mục tiêu MBO

Xây dựng mục tiêu của tổ chức trong một thời gian cụ thể

Công ty cần phân tích năng lực cạnh tranh, năng lực cốt lõi theo tầm nhìn chiến lược. Mục tiêu sẽ được xây dựng theo kỳ hạn thời gian cụ thể từ 1-5 năm hoặc dài hơn.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thiện mục tiêu có thể thay đổi sau khi công ty bắt tay thực hiện. Sao cho, thời gian và mục tiêu thực tiễn cần khớp với nhau. Doanh nghiệp không nên xây dựng theo kiểu xa vời, viển vông.

Thiết lập mục tiêu của cấp dưới

Theo cấp bậc quản lý hạ dần, cấp trên sẽ thiết lập mục tiêu của cấp dưới. Và cứ lặp lại đến khi người nhận cuối cùng là nhân viên. Một điểm lưu ý khi thiết lập mục tiêu cấp dưới: Phân việc và định hướng mục tiêu theo năng lực lẫn sở trường của từng nhân viên.

Xác định và triển khai kế hoạch hành động

Công ty áp dụng MBO nên xác định và triển khai:

  • Đối với cấp trên: Khi triển khai kế hoạch cần thông đạt nội dung và bổ trợ nguồn lực tương ứng. Còn khi thực hiện kế hoạch cần “trao quyền & hỗ trợ” cấp dưới hết mình.
  • Đối với cấp dưới: Tận dụng quyền hạn đã được trao và nguồn lực tương ứng. Sẵn sàng lăn xả và chủ động phát kiến, giúp cấp trên gặt hái tốt mục tiêu đã được giao.

Theo dõi và hiệu chỉnh

Việc kiểm soát, theo dõi và hiệu chỉnh mục tiêu cũng cần được thực hiện song song. Ngay khi cấp quản lý nhận thấy cấp dưới có dấu hiệu đi sai đường, cần uốn nắn và đả thông tư tưởng.

Trong trường hợp năng lực cấp dưới không thể đảm đương nhiệm vụ đã giao. Cấp trên sẽ xử lý phù hợp: Một thay đổi mục tiêu thích hợp với năng lực; Chuyển giao mục tiêu cho đối tượng hoặc phân bổ thêm nhân lực, tài lực hỗ trợ cấp dưới hoàn thiện mục tiêu.

Bước này được lặp lại trong quy trình áp dụng quản trị theo mục tiêu MBO nhiều lần. Chỉ dừng lại khi mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của công ty đạt được kỳ vọng hoặc hết kỳ hạn thực hiện.

Tổng kết đánh giá thành tích

Quá trình đánh giá sẽ dựa theo cấp bậc, cấp trên đánh giá cấp dưới trong phạm vi quản lý. Kết quả đánh giá sẽ dựa vào hệ thống đo lường kết quả MBO. Thông qua kết quả, quản lý sẽ nhận biết được điểm mạnh yếu nhân viên cấp dưới. Qua trao đổi, quản lý sẽ định hướng lại tương lai để mọi nhân viên có cơ hội tiếp tục đồng hành cùng công ty, tiếp tục phấn đấu để chạm tới các mục tiêu cao hơn.

Ưu điểm và hạn chế khi thực hiện phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

Dù phương pháp quản trị nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Thế nên, công ty áp dụng MBO cũng không nằm ngoài quy luật này.

công ty áp dụng MBO

Công ty áp dụng MBO sẽ có ưu và nhược điểm riêng

Ưu điểm

  • Khai thác tối đa bản năng học hỏi, sáng tạo và phát triển của nhân viên nói chung, cấp quản lý nói riêng.
  • Lãnh đạo hiểu rõ giá trị cốt lõi của nhân lực. Đồng thời có cái nhìn toàn diện về bộ máy quản trị của công ty. Qua đó chủ động thay đổi nhân sự, nên cân nhắc ai vào vị trí nào sẽ tốt nhất. Cũng như dự đoán được phương hướng phát triển trong các năm kế tiếp.
  • Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn hoá làm việc thân thiện luôn là chìa khoá để công ty giữ chân người hiền tài.

Hạn chế

  • Nếu quản lý năng lực thấp hơn nhân viên. Thay vì thiết lập mục tiêu theo năng lực nhân viên, họ sẽ áp đặt mục tiêu bằng mệnh lệnh. Điều này trái hoàn toàn với tinh thần làm việc theo cách quản trị MBO.
  • Mục tiêu thực hiện của MBO thường diễn ra dài hạn. Nhưng thời gian cống hiến cho công việc của nhân viên thường dưới 1 năm. Việc này dẫn đến tình trạng nhân viên quan tâm đến kết quả ngắn hạn, kết quả cá nhân hơn là lợi ích doanh nghiệp.
  • Việc tạo môi trường làm việc tốt đòi hỏi kỹ năng quản lý rất cao. Nếu không, nội bộ dễ xảy ra việc cạnh tranh không lành mạnh, có thể dẫn đến xung đột. Mục tiêu chung của công ty khó sẽ đạt được trong kỳ hạn nhất định.

Phương pháp quản trị mục tiêu thay thế MBO

công ty áp dụng MBO

Phương pháp thay thế MBO công ty có thể áp dụng OKR

Bên cạnh xu hướng công ty áp dụng MBO, các phương pháp quản trị khác cũng được công ty xem xét. Chẳng hạn như “Quản trị theo mục tiêu và kết quả chính – OKR”:

  • Làm rõ ràng mục tiêu hơn và phác thảo chi tiết từng mục tiêu cho các cấp quản lý lẫn nhân viên.
  • Linh động điều chỉnh mục tiêu, thời hạn thực hiện và dễ dàng điều chỉnh theo mức độ đóng góp của từng nhân sự.
  • Cho phép công ty thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của nền kinh tế thị trường.

Xem thêm: KPIs và OKRs là gì? Điểm khác biệt giữa hai chỉ tiêu này bạn đã biết?

Như vậy, Học viện doanh nhân Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh đã chia sẻ chi tiết về mô hình công ty áp dụng MBO trong việc quản trị doanh nghiệp. Hy vọng bài viết giúp ích phần nào cho doanh nghiệp về vận hành quản trị sao cho hiệu quả nhất.

Nếu bạn chưa nắm rõ phương pháp quản trị này, vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khoá học CEO quản trị 4.0 phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

Xem thêm:

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích