Trang chủ Tin tức Tìm hiểu về các loại hình và cơ cấu tổ trong chức doanh nghiệp

Tìm hiểu về các loại hình và cơ cấu tổ trong chức doanh nghiệp

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 13 Tháng Một, 2023 64 lượt xem

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp sẽ là một bộ máy tổng thể giúp cho bất kỳ ai nhìn vào cũng có thể thấy được chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Để hiểu thêm chi tiết về vấn đề này hãy cùng đọc kỹ bài viết sau đây.

Cơ Cấu Tổ Chức trong Doanh Nghiệp là gì?

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Khái niệm về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Khái niệm cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp là gì?

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là một bộ máy hệ thống hoàn chỉnh từ mọi bộ phận vào gồm các nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Trong đó bao gồm cả những công việc mang tính cá nhân đến tính tập thể trong doanh nghiệp.

Những cá nhân, đơn vị trong một tổ chức sẽ liên kết với nhau để cùng hoàn thành một mục tiêu của doanh nghiệp. Sau khi có được cơ cấu rõ ràng, mỗi phòng ban đều sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.

Tại sao cần cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp

Trong một tổ chức chắc chắn có nhiều phòng ban khác nhau, khi đó sẽ xuất hiện nhiều yếu tố cần hợp tác. Vì vậy, có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sẽ giúp cho mỗi bộ phận xác định được vai trò và chức năng của mình.

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp vừa có thể giúp cho các thành viên hiểu được những công việc nào cần phải hoàn thành trong phạm vi của mình và những việc nào cần có sự kết nối với các phòng ban khác.

Ngoài ra, đối với công tác quản lý việc này sẽ giúp cho nhà điều hành nhận định và điều phối công tác hợp lý đến từng phòng ban, tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp.

Xem Thêm: 4 loại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Các loại Cơ Cấu Tổ Chức Trong Doanh Nghiệp

Các cơ cấu tổ chức doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng khá phổ biến, sau đây sẽ là 5 loại mà mọi người có thể tham khảo qua.

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Có các loại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nào

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo trực tuyến

Đây là một cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quản lý trực tuyến, khi đó người quản trị sẽ đưa ra những quyết định trực tiếp đối với cấp dưới của mình và ngược lại.

Mỗi người sau khi được phân công bởi người quản lý trực tiếp cũng sẽ chịu trách nhiệm với người quản lý đó.
Trên thực tế loại hình cấu trúc doanh nghiệp này thường phù hợp với các mối quan hệ trực tiếp khi thực hiện các mục tiêu như sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ,…để đáp ứng mục tiêu chung của tập thể. Vì vậy, cách chọn cơ cấu tổ chức doanh nghiệp này phù hợp với những mô hình nhỏ, không quá phức tạp.

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo chức năng

Cơ cấu tổ chức của 1 doanh nghiệp không chỉ phân theo hình thức nhiệm vụ mà còn phân theo chức năng.

Mỗi doanh nghiệp không chỉ có một, mà rất nhiều phòng ban có chức năng khác nhau. Vì vậy, cơ cấu doanh nghiệp này sẽ giúp cho những nhân viên có chức năng hiểu được tầm quan trọng và quyền hạn của mình trong phạm vi được phân công.

Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những mục tiêu, trách nhiệm của riêng mình và tự quản lý tách riêng hầu hết các nhiệm vụ của những phòng ban khác.

Cơ cấu theo trực tuyến – chức năng

Sau khi hiểu được 2 hình thức tổ chức trên, đây chính là loại hình tổ chức doanh nghiệp có sự kết hợp chúng lại với nhau. Khi đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới sẽ hoạt động như hình thức tổ chức trực tuyến. Đồng thời những phòng ban sẽ làm nhiệm vụ của mình với sự điều hành của các cấp quản lý của bộ phận trực tuyến trên.

Cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – tham mưu

Đây là cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp mà chúng ta thường thấy đối với những công ty có hệ thống quy mô lớn. Trong đó, tổng giám đốc sẽ là người điều hành và chịu trách nhiệm với sự điều phối của mình đối với các quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ có sự cố vấn và giúp đỡ khi gặp các trường hợp khó khăn từ bộ phận tham mưu.

Cơ cấu ma trận

Đây là hình thức quản lý hiện đại mang đến nhiều sự hiệu quả khi kết hợp cơ cấu trực tuyến với chương trình mục tiêu. Trong đó sẽ có sự quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động, ví dụ như: Khảo sát, sản xuất, cung ứng, quản trị tác nghiệp,…

Điểm đặc biệt của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp này là các cấp quản lý theo chức năng hoặc sản phẩm đều có những trách nhiệm và quyền hạn như nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp

cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Những yếu tố tác động đến cơ cấu tổ chức

Những yếu tố khách quan

Một vài yếu tố khách hàng sẽ dẫn đến những quyết định khi lựa chọn cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của từng loại mô hình. Tuy nhiên, về mặt chung sẽ có những vấn đề sau:

  • Những quy định pháp lý đối với hệ thống tổ chức
  • Khối lượng công việc của doanh nghiệp đối với nhân sự
  • Môi trường hoạt động của tổ chức doanh nghiệp
  • Địa bàn hoạt động và trình độ công nghệ, cơ sở vật chất

Những yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan xuất phát từ chính những gì mà doanh nghiệp tồn tại sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, trong đó sẽ bao gồm:

  • Trình độ của người quản lý doanh nghiệp
  • Những tác động từ bộ máy quản lý cũ
  • Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự
  • Mối quan hệ bên trong tổ chức doanh nghiệp
  • Mục tiêu, định hướng và điều phối nguồn lực

Xem Thêm: Ưu và nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiêp

Kết luận

Sau khi đọc xong những thông tin về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp trong bài viết này. Mọi người có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với một bộ máy quản lý công ty như thế nào.

Để có thể nhận định và lựa chọn đúng mô hình cơ cấu, các bạn có thể xem xét kỹ lưỡng ở nhiều góc độ hơn. Nếu muốn cải thiện về kiến thức quản lý doanh nghiệp mọi người có thể tham khảo qua khóa học CEO quản trị 4.0 sau đây.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích