Hiện nay các công ty đang vận hành theo cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi vào các hình thức đang được nhiều tổ chức sử dụng nhất.
Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp công ty cổ phần
Tổ chức bộ máy quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể lựa chọn hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Đại hội cổ đông, ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc, hội đồng quản trị. Nếu có dưới 11 cổ đông, trong đó những cổ đông sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp sẽ không cần đến ban kiểm soát.
- Đại hội cổ đông, giám đốc hoặc tổng giám đốc, hội đồng quản trị. Trong đó có 20% số thành viên nằm trong Hội đồng quản trị là những người hoạt động độc lập. Họ có Ban kiểm toán riêng và bộ phận trực thuộc thuộc Hội đồng quản trị.
Đại hội đồng cổ đông
Đây chính là cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cao nhất trong doanh nghiệp. Họ có quyền đưa ra những quyền biểu quyết, bãi nhiệm đối với các thành viên trong ban kiểm soát, có quyền thay đổi, bổ sung, tổ chức lại,…đối với mọi chức năng của tất cả mọi người trong tổ chức. Đại hội cổ đông sẽ thường diễn ra mỗi năm 1 lần và sẽ kéo dài 4 tháng, hoặc cũng có thể kéo dài lên đến 6 tháng nếu có đăng ký gia hạn.
Hội đồng quản trị
Theo cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp hội đồng quản trị có thể nhân danh cho tập thể để đưa ra quyết định. Có khả năng chịu trách nhiệm và thực hiện các quyền không thuộc quyền hạn của Đại hội cổ đông.
Hội đồng quản trị sẽ bao gồm từ 3 đến 11 thành viên, trong đó mỗi người sẽ không đảm nhiệm quá 5 năm. Ngoài ra họ có thể bầu cử lại với nhiệm kỳ không hạn chế, tuy nhiên các thành viên phải ở tại Việt Nam.
Giám đốc/Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người điều hành – CEO các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị. Ngoài ra nếu có sai phạm sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Trường hợp có liên can đến Pháp luật sẽ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Ban kiểm soát
Theo cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp ban kiểm soát có từ 3 đến 5 người, nhiệm kỳ của họ cũng không vượt quá 5 năm. Trong đó, những người được bổ nhiệm phải thường trú tại Việt Nam, nếu có bầu lại có thể đảm nhiệm với nhiệm kỳ không hạn chế.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đảm nhiệm chức danh này có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc, tổng giám đốc.
Cơ cấu tổ chức quản trị đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên
Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên trong công ty sẽ gồm tất cả thành viên, đây cũng được xem là cơ quan cao nhất trong tổ chức quản trị. Hội đồng có quyền bầu, bãi nhiệm, bổ nhiệm,…đối với tất cả mọi thành viên trong công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Người đảm nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ do hội đồng bầu cử. Họ có thể là người đã kiêm chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Giám đốc/Tổng giám đốc
Người đảm nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành các hoạt động trong công ty mỗi ngày. Chịu toàn bộ trách nhiệm về bộ phận được giao trước Hội đồng thành viên.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ theo chế độ làm việc của mọi thành viên trong tổ chức, trưởng ban sẽ do Điều lệ của công ty chỉ định người đảm nhiệm.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Chủ tịch hội đồng thành viên sẽ đảm nhiệm vị trí này hoặc có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc và có ghi trong điều lệ của công ty.
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV
Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
Do cá nhân làm chủ sở hữu
Theo cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp của hình thức này sẽ gồm có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Họ cũng có quyền kiêm nhiệm các vị trí hoặc thuê người khác đảm nhiệm.
Do tổ chức làm chủ sở hữu
Khi tổ chức làm chủ sở hữu sẽ có cơ cấu gồm: Chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc và kiểm soát viên, hội đồng thành viên.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đại diện theo pháp luật sẽ được ghi trong điều lệ của công ty, có thể do chủ sở hữu là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, ngoại trừ có điều lệ khác.
Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty hợp danh
Hội đồng thành viên
Hội đồng sẽ bầu ra người hợp danh để làm chủ tịch, tuy nhiên hội đồng cũng có quyền đưa ra các quyết định về kinh doanh của công ty. Bao gồm cả việc chấp nhận hoặc khai trừ thành viên ra khỏi hợp danh.
CTHĐ thành viên/Giám đốc/Tổng giám đốc
Hội đồng thành viên bầu ra người làm chủ tịch hội đồng, có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Họ là người điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày tại công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đại diện là thành viên hợp danh, những người hợp danh đều là người đại diện theo phương diện pháp luật cho doanh nghiệp, thay mặt công ty thực hiện các định hướng và chỉ đạo kinh doanh, quản trị tác nghiệp, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Kết luận
Với cách thể hiện của bài viết này về cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp, mọi người có thể thấy được sự đa dạng của các hình thức. Tùy vào nhu cầu và quy mô hoạt động của công ty mà lựa chọn loại hình phù hợp.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc và có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ năng, kiến thức quản lý có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn