Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một dạng Báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện đang có và nguồn hình thành của chúng tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nắm cách lập bảng cân đối kế toán để có thể kiểm tra, giám sát.
Bảng cân đối kế toán là một dạng Báo cáo tài chính tổng hợp
Nội dung của Bảng cân đối kế toán
Thông qua khái niệm trên, việc biết cách lập bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh sản theo kết cấu vốn kinh doanh (Tài sản) và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Nguồn vốn) của doanh nghiệp cùng một thời điểm cụ thể. Tài sản thể hiện giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Tài sản bao gồm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành lên các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Cho biết trách nhiệm pháp lý phải trả với các khoản nợ là bao nhiêu và chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn cũng được chia làm hai loại, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối kế toán là một trong những biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối vì cơ sở thiết lập cũng dựa trên tính cân đối của đối tượng kế toán, ta có phương trình kế toán phản ánh mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn như sau: Tài sản = Nguồn vốn
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Tất cả các cách lập bảng cân đối kế toán dù là bằng cách nào. Thì các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán đều thể hiện giá trị tài sản của đơn vị theo hai góc độ: kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Các chỉ tiêu sẽ được chia thành hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.
Cách bố trí hai phần (tài sản và nguồn vốn) có thể theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang theo mẫu dưới đây:
Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc
Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính các đơn vị phải lập theo mẫu quy định về mẫu biểu và phương pháp lập của nhà nước Việt Nam. Thực tế mẫu báo cáo của mỗi đơn vị sẽ có những chỉ tiêu khác nhau nhưng vẫn phải tuân thủ theo mẫu.
Thứ tự trình bày các chỉ tiêu tài sản sẽ là tài sản ngắn hạn rồi đến tài sản dài hạn, các chỉ tiêu sắp xếp từ trên xuống dưới theo tính thanh khoản giảm dần của tài sản.
Các chỉ tiêu nguồn vốn được trình bày như sau: Nợ phải trả trước sau đó đến nguồn vốn chủ sở hữu, sắp xếp các chỉ tiêu theo thứ tự từ trên xuống dưới theo hạn thanh toán các khoản nợ.
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết nhất
Cách lập bảng cân đối kế toán trên thực tế không có gì phức tạp. Tuy nhiên, việc này yêu cầu người lập phải thật chính xác và tỉ mỉ về những con số. Để có thể lập được bảng cân đối kế toán chỉ cần thực hiện theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra số liệu
Ở bước này bạn cần kiểm tra số dư đầu kỳ của các tài khoản xem đã khớp với số dư cuối kỳ của bảng cân đối kế toán kỳ trước hay chưa.
Quy trình thiết lập bảng cân đối kế toán
Bước 2: Kiểm tra các bút toán và đối chiếu số liệu trong kỳ
Tạm khóa sổ kế toán và thực hiện đối chiếu số liệu của các sổ kế toán liên quan như số dư tài khoản tại ngày lập báo cáo, đối chiếu thuế, bảo hiểm, khách hàng,…
Bước 3: Kiểm tra các bút toán kết chuyển cuối kỳ, khóa sổ kế toán
Tại bước kiểm tra bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ này bạn cần đảm bảo các tài khoản đầu 5,6,7,8,9 có số dư bằng 0 tại thời điểm lập báo cáo sau đó chính thức khóa sổ kế toán.
Bước 4: Phân loại tài sản và phân loại nợ theo ngắn hạn, dài hạn
Đây là bước cơ bản trong cách lập bảng cân đối kế toán. Bạn cần phân ra đâu là tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Như thế, khi thiết lập, bạn mới tránh việc nhầm lẫn giữa các tài sản sau này.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản kỳ báo cáo
Sau khi phân loại tài sản, nợ bạn tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản trong kỳ báo cáo và kiểm tra dư nợ, dư có trên bảng cân đối số phát sinh khớp với từng tài khoản.
Bảng cân đối phát sinh
Bước 6: Lập bảng cân đối kế toán theo mẫu
Cuối cùng sau khi đối chiếu và thống kê dư nợ, dư có của các tài khoản bạn cần tiến hành tổng hợp và lập bảng cân đối kế toán theo mẫu.
Một vài lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán
Trong quá trình áp dụng cách lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ sẽ rất dễ xảy ra những sai sót khiến sau khi tổng hợp Tài sản khác Nguồn vốn. Sau đây sẽ là những lưu ý bạn cần ghi nhớ để hạn chế và khắc phục lỗi sai:
- Sử dụng bảng cân đối phát sinh tài khoản để lập báo cáo. Khi lập cần lưu ý lập lần lượt các chỉ tiêu và đánh dấu tránh bỏ sót hay sử dụng 2 lần số liệu đó.
- Lưu ý bù trừ số dư nợ và dư có của tài khoản 131 và 331.
- Khi ghi nhận số liệu cùng 1 tài khoản cần ghi song song 2 khoản mục ngắn hạn và dài hạn để tránh sai sót.
- Phân biệt rõ khi nào được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ hữu hình, khi nào hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ
- Phân loại bất động sản: bất động sản đầu tư, TSCĐ hay là hàng hóa bất động sản
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách lập bảng cân đối kế toán hy vọng giúp bạn có thể thực hiện báo đơn giản và chính xác hơn. Để hỗ trợ cho việc lên kế hoạch, kiểm tra giám sát tài chính chủ doanh nghiệp nên tham khảo khóa học chuyên sâu về quản trị như khoá học CEO Quản trị 4.0.
XEM THÊM:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Cập nhật các thông tin hữu ích về quản trị kinh doanh
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn