Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu của các doanh nghiệp. Tất cả các nghiệp vụ về tài sản, nguồn vốn được phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ đều sẽ được ghi lại trong bảng này. Vậy có bao nhiêu mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư hiện hành hiện nay? Tại sao doanh nghiệp cần bảng cân đối tài khoản? Hãy cùng Học viện CEO Việt Nam tìm hiểu chi tiết về loại bảng này qua bài viết dưới đây.
Mẫu bảng cân đối tài khoản là gì?
Mẫu bảng cân đối tài khoản hay còn được gọi là bảng cân đối phát sinh. Đây là bảng tổng hợp toàn bộ tài khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện chi tiết qua số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Bảng này được lập ra với mục đích kiểm tra và đối chiếu lại những dữ liệu được ghi trong chứng từ, sổ sách. Nhờ vậy mà kiểm soát được tính chính xác của các số liệu trước khi nhập vào bảng, cũng như tiến hành các nghiệp vụ kinh tế liên quan.
Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của báo cáo tài chính được gửi đến cho các cơ quan thuế. Ngoài ra, bảng còn phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản trị có cái nhìn chính xác, tổng quan về thực trạng doanh nghiệp.
Bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp
Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133, 200
Hiện nay, trong một số trường hợp chủ thể phải tìm hiểu về mẫu bảng cân đối tài khoản. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC bảng cân đối tài khoản sẽ được áp dụng cho tất cả các loại doanh nghiệp. Còn theo thông tư 133/2016/TT-BTC bảng này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Như vậy thì các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể sử dụng bảng mẫu của cả hai thông tư. Tuy nhiên, bảng mẫu phải nhất quán trong 1 năm tài chính. Dưới đây là chi tiết 2 mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133 và 200.
Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133
Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133
Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200
Thông tư 200/2014/TT-BTC không quy định về mẫu bảng cân đối tài khoản như thông tư 133/2016/TT-BTC mà chỉ có quy định về bảng cân đối số phát sinh như dưới đây:
Mẫu bảng cân đối số phát sinh theo thông tư 200
Cả 2 thông tư 133 và 200 đều cho phép doanh nghiệp thiết kế mẫu chứng, sổ sách kế toán linh hoạt. Tuy nhiên doanh nghiệp phải dựa trên những yếu tố của Luật kế toán và đảm bảo tính, chính xác minh bạch và đồng bộ.
Các câu hỏi thường gặp về bảng cân đối tài khoản
Mẫu bảng cân đối số phát sinh dùng để làm gì?
Bảng cân đối số phát sinh dùng để phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trong sổ kế toán tổng hợp. Đồng thời, bảng này cũng được dùng để kiểm soát và đối chiếu những số liệu được ghi trên báo cáo tài chính.
Ngoài ra, cách lập bảng cân đối tài khoản còn giúp cho các nhà quản trị đưa ra đánh giá chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập bảng mà không có thêm bất cứ số phát sinh nào.
Bảng cân đối số phát sinh giúp phản ánh tình hình kinh doanh
Học viện CEO có cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu bảng cân đối tài khoản không?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo, giảng dạy và hỗ trợ khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp. Học viện CEO Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ soạn thảo, tư vấn mẫu bảng cân đối tài khoản chất lượng. Dịch vụ soạn thảo của chúng tôi vô cùng nhanh chóng, tiện lợi giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí. Ngoài ra chúng tôi còn có các khóa học nâng cao nghiệp vụ kế toán giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình.
Chi phí tư vấn, soạn thảo văn bản là bao nhiêu?
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo mẫu bảng cân đối tài khoản của công ty chúng tôi có mức giá tiết kiệm cho quý khách. Chi phí cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng hồ sơ, nên mức giá sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm là không có bất cứ chi phí phát sinh nào ngoài hợp đồng. Chúng tôi luôn đảm bảo hoàn thành đúng, đủ, chính xác và nhanh chóng theo như ý muốn của khách hàng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về mẫu bảng cân đối tài khoản mà Học viện CEO Việt Nam muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn trong học tập và công việc.
Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline 0842424466 . Ngoài ra, nếu mong muốn được đào tạo chuyên nghiệp các kiến thức về kế toán, kinh doanh bạn có thể tham khảo khóa học CEO quản trị 4.0 của chúng tôi. Đây là khóa học được thiết kế dành riêng cho các nhà quản trị, kế toán tương lai. Khóa học chứa đựng vô vàn kiến thức thức thực tế giúp bạn thực hành được ngay sau khi học.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn