Marketing hiện nay là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thiếu đi bản kế hoạch Marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc tìm hướng đi và giải quyết các vấn đề đang tồn tại. Tham khảo ngay chi tiết các bước lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing (plan Marketing) hiểu đơn giản là một lộ trình mà doanh nghiệp đưa ra nhằm tổ chức, thực hiện cũng như theo dõi kế hoạch Marketing cụ thể trong một giai đoạn nhất định.
Một bản kế hoạch Marketing không nhất thiết phải bao gồm các chiến lược giống nhau cho tất cả các giai đoạn. Nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và tác động của các yếu tố bên ngoài.
Kế hoạch marketing là lộ trình mà DN đưa ra nhằm tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động đã đề ra
Các bước lập kế hoạch marketing không quá phức tạp, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào từng kiểu kế hoạch khác nhau. Một số kế hoạch marketing điển hình của doanh nghiệp:
- Kế hoạch Marketing tổng thể theo từng Quý/Năm.
- Kế hoạch Marketing doanh nghiệp có trả phí.
- Marketing trên các trang Social Media.
- Kế hoạch Content.
Vì sao nên lập Plan marketing?
Sở dĩ doanh nghiệp cần chú trọng vào xây dựng plan Marketing cũng như các bước lập kế hoạch Marketing cụ thể là bởi:
Giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu khách hàng
Để có thể xây dựng và hoàn thiện một bản kế hoạch Marketing đòi hỏi phải phân tích nhu cầu cụ thể của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu đối tượng khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra những chiến lược và cả những thay đổi nhằm đáp ứng tối đa những mong muốn của họ.
Giúp doanh nghiệp xác định cụ thể và rõ ràng mục tiêu Marketing
Trong tất cả các bước lập kế hoạch Marketing, thì bước xác định mục tiêu là vô cùng quan trọng. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến quá trình lập kế hoạch cũng như kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ đạt được.
Lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp xác định cụ thể được mục tiêu Marketing của mình
Giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng để đạt được mục tiêu
Một khi đã có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những hướng đi phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó.
7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả
Dưới đây là các bước lập kế hoạch Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp:
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing Plan
Bước đầu tiên, quan trọng nhất khi lập plan marketing đó chính là xác định mục tiêu. Mục tiêu Marketing có thể được thực hiện trong ngắn hạn, dài hạn hay trung hạn. Và để xác định chính xác mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình SMART:
- S (Specific): Cụ thể, dễ hiểu.
- M (Measurable): Có thể đo lường được.
- A (Attainable): Có thể thực hiện được.
- R (Relevant): Có tính thực tế.
- T (Time Bound): Giới hạn thời gian hoàn thành.
Bước 2: Phân tích nhu cầu và hành vi của khách hàng
Khi đã có mục tiêu Marketing tổng thể thì một trong các bước lên kế hoạch Marketing chi tiết là phân tích kỹ lưỡng nhu cầu và hành vi của khách hàng.
Phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng là bước quan trọng trong quy trình lập kế hoạch Marketing
Việc xác định đúng insight khách hàng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, nếu xác định không đúng nhu cầu và hành vi, mọi công sức của doanh nghiệp sẽ gần như vô nghĩa.
Bước 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp
Cần phải phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp so với đối thủ. Qua đó tìm được lợi thế cạnh tranh cũng như có kế hoạch điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý.
Doanh nghiệp có thể tận dụng mô hình S-W-O-T: Strengths (Điểm mạnh) – Weaknesses (Điểm yếu) – Opportunities (Cơ hội) – Threats (Thách thức) trong bước này.
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể
Quy trình lập kế hoạch Marketing không thể thiếu bước xây dựng chiến lược tổng thể. Có 4 chiến lược các DN thường áp dụng:
- Khác biệt hóa.
- Chiến lược Marketing theo chu kỳ của sản phẩm.
- Marketing Plan định vị.
- Chiến lược dẫn đầu thị trường.
Mỗi chiến lược sẽ phù hợp với từng thời kỳ khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần dựa vào tình hình cụ thể cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để đề xuất kế hoạch Marketing phù hợp.
Bước 5: Thiết lập KPI Marketing
KPI giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả bản kế hoạch Marketing của mình. Từ đó xác định được kênh nào đang hoạt động hiệu quả, kênh nào cần phải tối ưu lại để có hiệu quả cao hơn.
KPI đóng vai trò quan trọng trong quy trình các bước lập kế hoạch Marketing
Bước 6: Xác định ngân sách
Xác định ngân sách cũng là một bước cơ bản, cần có trong quy trình lập kế hoạch Marketing. Ngân sách sẽ bao gồm:
- Chi phí liên quan đến các chiến dịch đang hoạt động.
- Chi phí bỏ ra cho các công cụ, phần mềm phục vụ.
- Chi phí đào tạo.
- Ngân sách cho đội ngũ Marketing.
Bước 7: Xây dựng kế hoạch
Bước cuối cùng sau khi đã hoàn thiện xong 6 bước cơ bản trên là xây dựng một bản kế hoạch chi tiết. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, từ đó thực hiện tốt các bước trong quy trình này.
Những lưu ý cần nắm khi lập kế hoạch Marketing
Việc xây dựng và triển khai các bước lập kế hoạch Marketing chưa bao giờ là dễ dàng. Để có thể nâng cao hiệu quả cũng như thực hiện tốt mục tiêu đã đặt ra, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Có sự phối hợp giữa các phòng ban: Việc có sự đồng lòng, phối hợp giữa các phòng, ban hoặc giữa cấp quản lý với nhân viên sẽ giúp cho việc thực hiện mục tiêu Marketing trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn.
- Phân biệt rõ chiến thuật và chiến lược: Việc nhầm lẫn giữa 2 yếu tố này chính là nguyên nhân dẫn tới việc xác định mục tiêu ngân sách, nguồn lực, chi phí…không hợp lý. Do đó, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của kế hoạch Marketing.
- Bổ sung đầy đủ nhân lực, tài chính: Việc thiếu hụt nhân sự hay việc nhân sự không đủ năng lực thì việc triển khai kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Tương tự, thiếu hụt về tài chính cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện công việc.
Có các bước lập kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động hiệu quả hơn
- Nắm bắt tâm lý khách hàng: Thực tế, nhu cầu và tâm lý khách hàng có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi triển khai kế hoạch Marketing cũng cần nghiên cứu rõ về nhu cầu, tâm lý khách hàng, xu hướng hiện tại. Bên cạnh đó là đưa ra các kế hoạch hợp lý cũng như kế hoạch dự phòng.
- Đặt ra mục tiêu hợp lý: Kế hoạch marketing hướng đến những mục tiêu có thể đạt được. Tuy nhiên những mục tiêu đó cần phải có căn cứ và dựa trên năng lực cụ thể, không đặt kỳ vọng quá cao.
- Tập trung vào từng mục tiêu: Việc theo đổi quá nhiều mục tiêu trong cùng 1 kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất. Thay vì vậy, hãy lập kế hoạch cho từng mục tiêu cụ thể rồi triển khai lần lượt.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về các bước lập kế hoạch Marketing cụ thể cho doanh nghiệp. Để có thể xây dựng được plan Marketing tổng thể, hãy tham gia ngay vào khóa học CEO Quản trị 4.0 để từ đó có những hướng đi đúng cho doanh nghiệp mình.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn