Trang chủ Tin tứcBlog Hướng dẫn cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính mới nhất hiện nay

Hướng dẫn cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính mới nhất hiện nay

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 276 lượt xem

Cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính sẽ được xây dựng dựa trên mẫu báo cáo tài chính B01a – DNN, cũng như cơ sở tham khảo thông tin có liên quan. Hãy cùng Học viện CEO Việt Nam tham khảo ngay qua bài viết hướng dẫn chi tiết cách xây dựng bảng báo cáo tài chính dưới đây.

Cơ sở lập bảng báo cáo tình hình tài chính

Một bảng báo cáo tình hình tài chính đúng và đủ cho mỗi doanh nghiệp đều cần dựa trên những cơ sở:

  • Các quy định liên quan đến cách lập báo cáo Thông tư 200/2014/TT-BTC & Thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Các dữ liệu kê khai sẽ sử dụng: Sổ kế toán tổng hợp, thẻ kế toán chi tiết, báo cáo tài chính năm trước.

Mẫu báo cáo tình hình tài chính B01a – DNN

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu mẫu báo cáo tình hình tài chính “chuẩn” theo Thông tư 133 – Mẫu B01a – DNN.

bảng báo cáo tình hình tài chính

Bảng báo cáo hình hình tài chính mẫu B01a – DNN (Thông tư mới 133)

Và khi lập bảng báo cáo theo mẫu B01a – DNN, cần chú ý đến những điểm quan trọng sau:

  • Đối với các chỉ tiêu không có thông tin, người lập cần để trống và không đánh lại “mã số” cho chỉ tiêu đó.
  • Đối với các chỉ tiêu có dấu “*” quan trọng, người lập cần đóng mở ngoặc đơn cho các con số có giá trị âm.
  • Đối với doanh nghiệp áp dụng kỳ kế toán là năm dương lịch X. Người lập có thể ghi 31.12.X nếu chọn kỳ là cuối năm, còn ghi 01.01.X nếu chọn kỳ là đầu năm.
  • Riêng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng bên thứ 3 (DV kế toán bên ngoài). Báo cáo tài chính sẽ phải ghi rõ thêm 2 mục: Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán & Tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán đầy đủ và chi tiết nhất.

Cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính B01a – DNN

Người lập bảng báo cáo tình hình tài chính B01a – DNN nên thực hiện theo các bước hướng dẫn theo thứ tự kê khai từng chỉ tiêu bao gồm:

Tài sản ngắn hạn – ký hiệu mã số 100

Mã số 100 là tổng các chỉ tiêu của các mã số quy định trong danh mục tài sản ngắn hạn. Cách lập: [Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150], cụ thể:

  • Mã số 110 – Tiền & các khoản tiền tương đương: Phản ánh tổng số tiền mặt tại quỹ và các khoản tiền hiện có khác của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng báo cáo.
  • Mã số 120 – Đầu tư tài chính: Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đã đầu tư sau khi trừ đi khoản dự phòng giảm giá cho các kênh đầu tư chứng khoán.
  • Mã số 130 – Các khoản phải thu: Phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu trong thời gian ngắn hạn (không quá 12 tháng) hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh thông thường.
  • Mã số 140 – Hàng tồn kho: Phản ánh tổng giá trị hàng tồn kho đang được lưu trữ, phục vụ mục đích sản xuất & kinh doanh sau khi trừ đi khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
  • Mã số 150 – Tài Sản cố định: Phản ánh tổng giá trị các khoản thu khác ngoài khoản thu đã kê khai trong Mã số 130 và cùng thời gian truy thu (thuế GTGT và tài sản ngắn hạn khác).

Tài sản dài hạn – ký hiệu mã số 210

bảng báo cáo tình hình tài chính

Tài sản dài hạn gồm nhiều các khoản tài sản khác nhau

Mã số 210 là tổng giá trị toàn bộ các khoản phải thu có kỳ hạn dài (thời gian trên 12 tháng hoặc dài hơn so với chu kỳ sản xuất thông thường). Cách lập [Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 – Mã số 213 + Mã số 214 + Mã số 215], cụ thể:

  • Mã số 211 – Khoản phải thu dài hạn của khách hàng: Phản ánh tổng số tiền thực tế doanh nghiệp sẽ phải thu đối với các đối tác/khách hàng làm ăn có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng.
  • Mã số 212 – Trả trước cho người bán dài hạn: Phản ánh tổng số tiền doanh nghiệp đã trả trước cho bên cung ứng vật liệu hoặc để mua sắm các tài sản phục phục hoạt động kinh doanh sản xuất.
  • Mã số 213 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Phản ánh đúng số vốn được cấp tại chính cơ sở lập bảng báo cáo tình hình tài chính (trụ sở hoặc chi nhánh của doanh nghiệp).
  • Mã số 214 – Phải thu dài hạn khác: Phản ánh các khoản thu dài hạn khác ngoài các khoản đã kê trong mã số 211.
  • Mã số 215 – Dự phòng khoản thu dài hạn khó đòi (nợ xấu): Phản ánh tổng các khoản nợ khó đòi, khó có thể truy thu trong thời gian ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo.

Nợ phải trả – ký hiệu mã số 400

Mã số 400 cho biết doanh nghiệp hiện có bao nhiêu số nợ phải trả (nợ ngắn hạn & dài hạn). Cách lập [Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420], gồm có:

  • Mã số 410 – Nợ ngắn hạn (thời gian không quá 12 tháng hoặc quá chu kỳ sản xuất): Phản ánh toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp cần phải trả hoặc thực hiện (khoản vay, tiền ứng, khoản dự phòng, tiền thuế…).
  • Mã số 420 – Nợ dài hạn (thời gian trên 12 tháng hoặc dài hơn chu kỳ sản xuất): Phản ánh toàn bộ số nợ doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian quy định.

Vốn chủ sở hữu – ký hiệu mã số 500

Mã số 511 thể hiện tổng giá trị vốn thực góp bởi cổ đông và các thành viên khác trong doanh nghiệp. Cách lập [ Mã số 500 = Mã số 511 – Mã số 512 + Mã số 513 + Mã số 514 + Mã số 515 + Mã số 516 + Mã số 517], bao gồm:

  • Mã số 511 – Vốn góp chủ sở hữu: Phản ánh tổng số vốn bỏ vào thực tế của các chủ thể thành lập doanh nghiệp.
  • Mã số 512 – Thặng dư vốn cổ phần: Phản ánh giá trị thặng dư của vốn cổ phần (cổ đông) tại thời điểm lập báo cáo.
  • Mã số 513 – Vốn khác của chủ sở hữu: Phản ánh các khoản vốn góp khác của chủ sở hữu ngoài mã số 511.
  • Mã số 514 – Cổ phiếu quỹ: Phản ánh tổng giá trị cổ phiếu ở tất các các quỹ doanh nghiệp phát hành hoặc tham gia.
  • Mã số 515 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phản ánh giá trị chênh lệch dòng tiền nếu doanh nghiệp sử dụng đồng tiền thanh toán khác ngoài đồng VNĐ.
  • Mã số 516 – Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu: Phản ánh các quỹ cũng thuộc chủ sở hữu nhưng chưa được sử dụng trong doanh nghiệp (quỹ ngoài).
  • Mã số 517 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Phản ánh tổng giá trị lãi/lỗ sau khi khấu trừ thuế tại thời điểm báo cáo.

Báo cáo tình hình tài chính

bảng báo cáo tình hình tài chính

Bảng báo cáo tài chính theo Mẫu B01b-DNN (Thông tư 133 mới nhất)

Bên cạnh cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01a-DNN, doanh nghiệp còn có thể áp dụng báo cáo theo mẫu khác – Mẫu B01b-DNN. Mỗi mẫu báo cáo sẽ có mục đích khác nhau, như B01a-DNN trình bày theo tính thanh khoản giảm dần và B01b-DNN trình bày tình hình tài chính theo mức ngắn và dài hạn. Người lập tùy thuộc vào mục đích có thể lựa chọn B01a-DNN hoặc B01b-DNN thích hợp nhất.

Các thắc mắc về cách lập bảng báo cáo tài chính

Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT200 là gì?

Các đơn vị sẽ được áp dụng gồm: Bảng cân đối kế toán dùng Mẫu B01 – DN; Bảng báo cáo kết quả HĐKD Mẫu B02 – DN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03-DN; Bản thuyết minh BCTC Mẫu B09-DN.

Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo TT133 là gì?

Các đơn vị sẽ được áp dụng gồm: Bảng cân đối kế toán dùng Mẫu F01-DNN; Bảng báo cáo kết quả HĐKD Mẫu B02-DNN; Bảng báo cáo tình hình tài chính dùng Mẫu B01a-DNN và B01b-DNN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03-DNN; Bản thuyết minh BCTC Mẫu B09-DNN.

 

Các nguyên nhân dẫn đến số liệu bị lệch trên báo cáo tài chính

Các nguyên nhân gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP trực tiếp hoặc PP gián tiếp); Báo cáo KQHĐKD; Thuyết minh báo cáo tài chính.

bảng báo cáo tình hình tài chính

Học viên CEO là nơi đào tạo doanh nhân uy tín hàng đầu hiện nay

Học Viện CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc nắm bắt được những vấn đề liên quan đến cách lập bảng báo cáo tình hình tài chính mới nhất hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực kế toán – tài chính nói chung. Hãy tham gia ngay các khóa học CEO quản trị 4.0 tại chúng tôi để vận dụng linh hoạt các kiến thức hay vào công việc thực tiễn. Chắc chắn các giá trị khoá học mang lại sẽ bổ sung và củng cố cho bạn một nền tảng điều hành doanh nghiệp hiệu quả trong tương lai.

Xem thêm:

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích