Báo cáo tài chính được biết đến là một báo cáo vô cùng quan trọng tại doanh nghiệp. Khi kết thúc năm tài chính, kế toán viên phải làm các bảng báo cáo đó theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để nộp cho cơ quan thuế.
Báo cáo tài chính gồm những loại nào? Ý nghĩa bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp là gì? Những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, rõ ràng nhất.
Báo cáo tài chính vô cùng quan trọng tại doanh nghiệp
Bảng báo cáo tài chính gồm những loại nào?
Báo cáo tài chính (BCTC) là các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kế toán trình bày theo biểu mẫu, các bảng biểu, sơ đồ để mô tả thông tin về tình hình kinh doanh, các dòng tiền của doanh nghiệp.
Và căn cứ vào từng mục đích sử dụng, bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 loại:
Báo cáo kết quả kinh doanh
Là bảng báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty trong một kỳ kế toán. Nội dung báo cáo bao gồm hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư nắm được tình hình kinh doanh cũng như tình hình thuế và bảo hiểm.
Đây còn là loại báo cáo thể hiện doanh thu, chi phí, thu nhập, lợi nhuận. Và khi lập báo cáo kết quả kinh doanh cần dựa theo nguyên tắc cân đối giữa doanh thu và chi phí.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Còn được gọi là báo cáo dòng tiền mặt, thể hiện dòng tiền ra và vào của một tổ chức, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Và còn cho thấy những thay đổi của tài sản, khả năng thanh toán cũng như khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản.
Một bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp doanh nghiệp biết được thu, chi như thế nào trong 3 hoạt động sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư.
- Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được sở hữu bởi chủ doanh nghiệp, các cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc các thành viên chủ chốt của công ty (nếu là công ty liên doanh). Và loại vốn này có thể tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ hoặc giảm do chủ sở hữu rút vốn hay từ lỗ thuần trong kỳ.
Chính vì thế, bảng báo cáo tài chính doanh nghiệp thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ cho thấy sự thay đổi của vốn trong kỳ nhất định một cách ngắn gọn, cụ thể nhất.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là bảng phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức tại một thời điểm. Với:
- Tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.
- Nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.
Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế gồm những gì?
Với 4 loại bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp tìm hiểu trên, tiếp theo để phản ánh thông tin đầy đủ nhất, làm căn cứ xác định các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thì một bộ báo cáo tài chính cần nộp cho cơ quan thuế bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh các báo cáo tài chính.
Các báo cáo trên do kế toán viên lập dựa theo mẫu mà nhà nước ban hành và cần đảm bảo rằng những thông tin cung cấp được tính toán và phản ánh khách quan, trung thực nhất.
Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế
Ý nghĩa của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Là một bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp quan trọng, không thể thiếu. Chính vì vậy, báo cáo tài chính có ý nghĩa rất lớn đến doanh nghiệp, những người quan tâm doanh nghiệp. Bao gồm 4 ý nghĩa sau:
- Phản ánh tổng hợp rõ nhất về tình hình tài sản, khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ nhất định của doanh nghiệp.
- Còn cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài chính của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
- Là căn cứ quan trọng để phân tích, phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn và đưa ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại.
- Cuối cùng, bảng báo cáo tài chính doanh nghiệp là căn cứ xây dựng nên các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp và để lập nên những hệ thống biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ý nghĩa của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Một số lưu ý cần quan tâm khi lập báo cáo tài chính gửi về cho cơ quan thuế:
Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân 2022
Dựa vào thu nhập theo tháng, có 7 bậc tính thuế thu nhập cá nhân:
- Thu nhập <= 5 triệu (thuế suất 5%)
- 5 triệu < Thu nhập <= 10 triệu (thuế suất 10%)
- 10 triệu < Thu nhập <= 18 triệu (thuế suất 15%)
- 18 triệu < Thu nhập <= 32 triệu (thuế suất 20%)
- 32 triệu < Thu nhập <= 52 triệu (thuế suất 25%)
- 52 triệu < Thu nhập <= 80 triệu (thuế suất 30%)
- Thu nhập > 80 triệu (thuế suất 35%)
Hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?
Căn cứ theo quy định ban hành, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào thì bắt buộc phải có hóa đơn GTGT. Mà Trong khi đó, hóa đơn trực tiếp chỉ là hóa đơn bán hàng, hóa đơn thông thường.
Nên hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế và đơn vị, cá nhân kinh doanh vẫn cần thực hiện đóng thuế theo đúng quy định.
Cách đăng ký ngân hàng nộp thuế điện tử mới nhất 2022
Có 4 bước cơ bản trong đăng ký ngân hàng nộp thuế điện tử mới nhất 2022 sau:
- Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/, cắm chữ ký số vào máy tính.
- Bước 2: Đăng nhập hệ thống: bằng tài khoản thuế quản lý (MST-QL/ql) của doanh nghiệp -> Điền mật khẩu -> Đối tượng là “Người nộp thuế” -> Điền “Mã xác nhận” -> Click “Đăng nhập”.
- Bước 3: Thực hiện đăng ký bổ sung ngân hàng, doanh nghiệp chọn “Quản lý thông tin”, chọn “Thay đổi thông tin dịch vụ” -> Dịch vụ nộp thuế điện tử -> đăng ký bổ sung ngân hàng.
- Bước 4: Chọn và tải mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử đúng với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Sau đó, in ra bổ sung thông tin -> Ký và đóng dấu -> Nộp cơ ngân hàng doanh nghiệp mở tài khoản -> Đợi kết quả.
Cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân
Với sự khác biệt về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú thì cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân cũng khác nhau:
- Đối với cá nhân cư trú:
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.
- Đối với cá nhân không cư trú:
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam x Thuế suất 5%
Khi nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021?
Doanh nghiệp hàng năm phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Và doanh nghiệp tạm tính theo quý thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Vậy, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối quý I sẽ là ngày 30/4, quý II sẽ là ngày 30/7, quý III sẽ là ngày 30/10 và quý IV sẽ là ngày 30/01.
Lúc này thì căn cứ vào thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc quý nào để xác định thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Bài viết trên là tất tần tật những thông tin hữu ích về bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp dành tặng bạn. Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về quản trị doanh nghiệp, đăng ký ngay khóa học CEO quản trị 4.0 đầy bổ ích tại Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhé!
Xem thêm:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học CEO quản trị 4.0 chất lượng
- Khóa học CEO quản trị 4.0 tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn