Trang chủ Tin tức Cách lập bảng cân đối kế toán phần tài sản và bài tập lập bảng cân đối kế toán

Cách lập bảng cân đối kế toán phần tài sản và bài tập lập bảng cân đối kế toán

bởi hocquantrikinhdoanh
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 403 lượt xem

Bảng cân đối kế toán là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách giải các bài tập lập bảng cân đối kế toán cùng Học viện CEO tìm hiểu sơ qua về khái niệm bảng cân đối kế toán là gì nhé.

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài chính nhằm tổng hợp, phản ánh tổng quát về toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Số liệu trong bảng cân đối kế toán cho biết về toàn bộ giá trị hiện có theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó của doanh nghiệp.

Bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối tài khoản

Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm có 2 phần là phần tài sản và phần nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối.

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản  Nguồn vốn 
Tài sản ngắn hạn 

  • Vốn bằng tiền
  • Đầu tư ngắn hạn
  • Các khoản phải thu
  • Hàng tồn kho 
Nợ phải trả 

  • Nợ ngắn hạn
  • Vay ngắn hạn
  • Nguồn vốn chiếm dụng

Nợ dài hạn 

  • Vay dài hạn
  • Nợ dài hạn 
Tài sản dài hạn 

  • Nợ phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Bất động sản đầu tư 
  • Đầu tư tài chính dài hạn 
Nguồn vốn chủ sở hữu

  • Nguồn vốn kinh doanh 
  • Lợi nhuận chưa phân phối
  • Các loại quỹ chuyên dùng 

Căn cứ số liệu để lập BCĐKT. Khi làm bài tập lập bảng cân đối kế toán, bạn cần căn cứ vào những số liệu sau:

  • Số liệu của sổ kế toán tổng hợp
  • Số liệu của sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết
  • Số liệu của Bảng cân kế toán ngày 31/12 năm trước

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu phần tài sản

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể quy đổi thành tiền. Bạn có thể bán hoặc sử dụng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

Tài sản ngắn hạn gồm có: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn.

TK 100 = 110 + 120 +130 +140 +150

lập bảng cân đối kế toán

Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng báo cáo tài chính. Chỉ tiêu này bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển khoản và các khoản tương đương tiền.

TK 110 = 111 + 112

Trong đó:

Tiền(Mã số 111): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tài thời điểm lập báo cáo. Bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển khoản. Trong bài tập lập bảng cân đối kế toán, ta sẽ ghi vào chỉ tiêu “Tiền” số liệu tổng số dư Nợ của các Tài khoản sau:

  • TK 111: Tiền mặt
  • TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 113: Tiền đang chuyển

Các khoản tương đương tiền (Mã số 112): là chỉ tiêu phản ánh có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư. Đồng thời, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình chuyển đổi tại thời điểm báo cáo. Trong chỉ tiêu này, ta sẽ ghi số dư nợ cuối kỳ kế toán của tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán.

bài tập cân đối kế toán

Tiền và các khoản liên quan tới tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

Chỉ tiêu này phản ảnh tổng giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn(sau khi đã trừ đi phần dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn). Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn, khoản cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác.

TK 120 = 121 + 129

Trong đó:

  • Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Trong chỉ tiêu này, ta sẽ ghi vào số liệu tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và Tài khoản 128 – Đầu tư ngắn hạn khác sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
  • Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129): Chỉ tiêu này phản ánh các các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Số liệu trong chỉ tiêu này sẽ được ghi bằng số âm theo hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (…)

bài tập cân đối kế toán

Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản phải thu (Mã số 130)

Trong bài tập lập bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu này phản ánh toán bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tính tại thời điểm báo cáo.

TK 130 =131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139

Trong đó:

  • Phải thu khách hàng (Mã số 131): Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu của khách hàng về tiền hàng đã bán, tiền cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu. Trong chỉ tiêu này, ta sẽ ghi vào số liệu tổng số dư Nợ của tài khoản 131 – Phải thu khách hàng (Thời gian thu hồi dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp).
  • Trả trước cho người khác (Mã số 132): Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được hàng hoặc chưa sử dụng dịch vụ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ TK 331 – Phải trả người bán.
  • Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133): Phản ánh số tiền phải thu nội bộ trong khoảng thời gian dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư nợ TK 1368 – Phải thu nội bộ khác.
  • Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134): Khi làm bài tập lập bảng cân đối kế toán, bạn sẽ sử dụng số liệu của số dư Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng để ghi vào chỉ tiêu này.
  • Các khoản phải thu khác (Mã số 135): Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan, các khoản tạm ứng, cầm cố, khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Ở chỉ tiêu này, ta sẽ ghi số liệu tổng dư Nợ của các Tài khoản 1385, 1388, 334, 141, 144.
  • Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139): Sử dụng số liệu của số dư Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

bài tập cân đối kế toán

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho (Mã số 140)

Hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tính đến thời điểm báo cáo.

TK 140 = 141 + 149

Trong đó:

Hàng tồn kho (Mã số 141): Số liệu để ghi vào “Hàng tồn kho” gồm có:

  • TK 151: Hàng mua đang đi trên đường
  • TK 152: Nguyên vật liệu
  • TK 153: Công cụ, dụng cụ
  • TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • TK 155: Thành phẩm
  • TK 156: Hàng hóa
  • TK 157: Hàng gửi đi bán
  • TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149): phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và được ghi bằng số âm theo hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

bài tập cân đối kế toán

Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu của nhà nước và tài sản ngắn hạn tính tại thời điểm báo cáo.

TK 150 =151 + 152 + 154 + 158

Trong đó:

  • Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151): Sử dụng số liệu của số dư Nợ tài khoản 142
  • Chi phí trả trước ngắn hạn để ghi vào chỉ tiêu này.
  • Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152): Phản ánh các khoản thuế GTGT được khấu trừ tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi cho chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 133 trên sổ cái.
  • Thuế và các khoản phải thu nhà nước (Mã số 154): Phản ánh khoản thuế nộp dư cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chi tiết vào số dư Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158): Phản ánh giá trị tài sản thiếu, đang chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm làm báo cáo. Ở chỉ tiêu này, ta sử dụng số liệu của số dư Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý để ghi vào.

bài tập cân đối kế toán

Thuế giá trị gia tăng

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn và các khoản đầu tư khác.

TK 200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260

Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn từ khách hàng, các khoản phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác tình tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.

bài tập cân đối kế toán

Tài sản dài hạn

Trong đó:

  • Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng và được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 131 – Phải thu khách hàng.
  • Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212): Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chi tiết vào số dư Nợ của TK 1361 – Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc trên Sổ cái.
  • Phải thu nội bộ dài hạn (Mã số 213): Sử dụng số liệu của số dư Nợ TK 1368 – Phải thu nội bộ khác để ghi cho chỉ tiêu này.
  • Phải thu dài hạn khác (Mã số 218): Chỉ tiêu phản ánh các khoản thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào tài sản dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ của các TK 138, 338, 244 trên Sổ cái.

Tài sản cố định ( Mã số 220)

Tài sản cố định phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư tại thời điểm làm báo cáo.

TK 220 = 221 + 224 + 227 + 230

Trong đó:

  • Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221): Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223
  • Nguyên giá (Mã số 222): Số dư Nợ của TK 221 tại thời điểm cuối kỳ.
  • Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223): Số dư Có của TK 214 và được ghi bằng giá trị âm theo hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
  • Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224)
  • Tài sản cố định vô hình (Mã số 227)
  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230): Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa tài sản cố định dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giao hay đưa vào sử dụng. Khi làm bài tập lập bảng cân đối kế toán, với chỉ tiêu này, ta sử dụng số dư Nợ của TK 242 – Xây dựng cơ bản dở dang trên Sổ cái để ghi vào.

bài tập cân đối kế toán

Tài sản cố định

Bất động sản đầu tư ( Mã số 240)

Bất động sản đầu tư là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu từ tính tại thời điểm báo cáo.

TK 240 = 241 + 242

Trong đó:

  • Nguyên giá (Mã số 241): Phản ánh số dư Nợ của TK 217 – Bất động sản đầu tư trên Sổ cái.
  • Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế của các loại bất động sản đầu tư tính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 – Hao mòn bất động sản và được ghi bằng số âm theo hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (…)

bài tập cân đối kế toán

bất động sản đầu tư

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 250)

Chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

TK 250 = 252 + 252 + 258 + 259

Trong đó:

  • Đầu tư vào công ty con (Mã số 251): Chỉ tiêu phản ánh giá trị của các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 221 – Đầu tư vào công ty con trên Sổ cái.
  • Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252): Phản ánh tổng giá trị của khoản đầu tư vào công ty liên kết và vốn góp liên doanh theo hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tính tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết và TK 222 – Vốn góp liên doanh trên Sổ cái.
  • Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258): Sử dụng số liệu của số dư Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác trên Sổ cái để ghi vào chỉ tiêu này.

bài tập cân đối kế toán

Các khoản đầu tư dài hạn

Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa được phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn khác tính tại thời điểm báo cáo.

TK 260 = 261 + 262 + 268

Trong đó:

  • Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” được căn cứ chi tiết vào số dư Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn trên Sổ cái.
  • Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262): Sử dụng số liệu của số dư Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi vào chỉ tiêu này.
  • Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): Chỉ tiêu phản ánh giá trị các tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu phía trên.

bài tập cân đối kế toán

Tài sản dài hạn khác

Bài tập ví dụ lập bảng cân đối kế toán

Tiền mặt  600.000  Công cụ dụng cụ  310.000 
Tiền gửi ngân hàng  720.000  Phải trả người bán  190.000 
Phải thu khách hàng  370.000  Lợi nhuận chưa phân phối  260.000 
Nhận ký quỹ ngắn hạn  310.000  Nguyên vật liệu  240.000 
Khách hàng ứng trước  150.000  Vốn đầu tư CSH 
Ứng trước người bán  270.000 Cho vay dài hạn  220.000 
Tài sản cố định hữu hình  2.550.000 Hao mòn tài sản cố định hữu hình  420.000 

Câu hỏi: Lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ của doanh nghiệp A
Giải:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tài sản  Thành tiền  Nguồn vốn  Thành tiền 
I. Tài sản ngắn hạn 

1. Tiền mặt

2. Tiền gửi ngân hàng

3. Phải thu khách hàng

4. Ứng trước người bán

5. Công cụ dụng cụ

6. Nguyên vật liệu 

2.510.000

600.000

720.000

370.000

270.000

310.000

240.000 

I. Nợ phải trả

1. Nhận ký quỹ ngắn hạn

2. Khách hàng ứng trước 

3. Phải trả người bán 

4. Cho vay dài hạn 

870.000

310.000

150.000

190.000

220.000 

II. Tài sản dài hạn 

1. Tài sản cố định hữu hình

2. Hao mòn tài sản cố định hữu hình 

2.130.000

2.550.000

(420.000)

II. Vốn đầu tư của CSH 

1. Lợi nhuận chưa phân phối

2. Vốn đầu tư CSH 

3.770.000

260.000

3.510.000  

Tổng Tài sản  4.640.000  Tổng Nguồn vốn  4.640.000 

Trên đây là toàn bộ nội dung về bảng cân đối kế toán, phương pháp lập các chỉ tiêu phần tài sản và hướng dẫn cách giải bài tập lập bảng cân đối kế toán. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho việc lập bảng cân đối kế toán của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm và muốn theo học một khoá học chất lượng, có tính ứng dụng cao trong điều hành và quản trị. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký và tham gia khóa học CEO Quản trị 4.0 ngay hôm nay.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn

Để lại một bình luận

Bạn cũng có thể thích